(vhds.baothanhhoa.vn) - Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) được tổ chức trong 4 ngày, từ 22 - 25/9/2015 đã đề ra 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá chiến lược, cùng với phương châm hành động Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển đã tạo động lực mạnh mẽ để phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Sau hơn 2 năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng các cấp ủy, chính quyền đã nỗ lực, dồn sức thực hiện Nghị quyết Đại hội bằng những chương trình hành động cụ thể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ số báo này, Báo Văn hóa & Đời sống khởi đăng chuyên đề: “Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII" để khẳng định sự đúng đắn, nhân lên niềm tin, tiếp tục cổ vũ các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nỗ lực, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và nghị quyết đã đề ra.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (Bài 1): ‘Dấu son’ trong nông nghiệp và xây dựng NTM

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020) được tổ chức trong 4 ngày, từ 22 - 25/9/2015 đã đề ra 5 chương trình trọng tâm, 4 khâu đột phá chiến lược, cùng với phương châm hành động Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển đã tạo động lực mạnh mẽ để phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN của tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Sau hơn 2 năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng các cấp ủy, chính quyền đã nỗ lực, dồn sức thực hiện Nghị quyết Đại hội bằng những chương trình hành động cụ thể và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Từ số báo này, Báo Văn hóa & Đời sống khởi đăng chuyên đề: “Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII" để khẳng định sự đúng đắn, nhân lên niềm tin, tiếp tục cổ vũ các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh nỗ lực, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và nghị quyết đã đề ra.

Là một trong 5 chương trình KT-XH trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII đã đề ra, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (NTM) được các cấp, các ngành, toàn bộ hệ thống chính trị tập trung chỉ đạo thực hiện. Qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và hơn 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đem lại nội lực và diện mạo tươi mới cho nông nghiệp - nông dân - nông thôn.

Đầu tư cho nông nghiệp và xây dựng NTM đã và đang đem lại diện mạo mới, kết quả cao.

Xây dựng NTM bước vào giai đoạn mới

Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2017, Thanh Hóa có 1 huyện (Yên Định), 180 xã, 379 thôn, bản đạt chuẩn NTM. Bình quân toàn tỉnh đạt 14,5 tiêu chí/ xã. Xây dựng NTM trở thành phong trào thi đua sôi nổi, có sức lan tỏa sâu rộng và mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Kết quả trên đưa quá trình xây dựng NTM ở Thanh Hóa bước vào một giai đoạn mới, nhiều kinh nghiệm được đúc rút và cũng nhiều nguồn nội lực được khơi thông. Một số địa phương với cách làm hay, hướng đi linh hoạt, sáng tạo đã trở thành những điển hình trong xây dựng NTM và được nhân rộng.

Nhìn lại quá trình thực hiện, khi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM được trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã có nhiều sự đột phá, nhảy vọt. Đó là khi nhiệm vụ này đã huy động được sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và nhân dân vào cuộc, tham gia. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách được ban hành và đi vào cuộc sống, có vai trò to lớn trong khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Trong đó phải kể đến hàng loạt cơ chế: Cơ chế chính sách phát triển giao thông nông thôn; cơ chế chính sách khuyến khích xây dựng NTM; cơ chế chính sách thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020 và cơ chế hỗ trợ xây dựng huyện NTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020...

Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh, năm 2016 tổng huy động nguồn lực xây dựng NTM toàn tỉnh đạt 5.634,699 tỷ đồng. Trong đó, vốn trực tiếp cho chương trình 1.976,582 tỷ đồng, chiếm 35,08%; vốn lồng ghép 882,576 tỷ đồng, chiếm 15,69%; vốn tín dụng 1.175,547 tỷ đồng, chiếm 20,86%; vốn doanh nghiệp 280,166 tỷ đồng, chiếm 4,97%; vốn nhân dân đóng góp bằng tiền 986,881 tỷ đồng, chiếm 17,5%; ngày công, hiến đất, vật liệu quy ra tiền và vốn khác 332,947 tỷ đồng, chiếm 5,9%. 6 tháng đầu năm 2017, tổng nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM đạt 3.139,24 tỷ đồng.

Từ hiệu quả trong huy động các nguồn vốn, nhiều công trình hạ tầng nông thôn đã được xây mới, nâng cấp, cải tạo từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của cư dân nông thôn. Đời sống tinh thần của nhân dân có bước chuyển biến đáng kể, diện mạo nông thôn khởi sắc, góp phần to lớn vào phát triển KT-XH toàn tỉnh.

Tái cơ cấu nông nghiệp là động lực

Chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao đang được Thanh Hóa chú trọng thực hiện. Đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 3.033 ha đất trồng lúa, 1.381 ha đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn. Trong khi đó, các sản phẩm có lợi thế vẫn được duy trì, phát triển. Ngành thủy sản được hướng đến phát triển về cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá; khuyến khích đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới. Tỉnh đã thực hiện việc sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã (HTX) theo Luật HTX năm 2012; Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Hiện Thanh Hóa đang xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm chủ lực trong xây dựng NTM” nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các làng nghề trên địa bàn.

Cùng với phát triển sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, vệ sinh môi trường… được thực hiện hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.

Cần quyết tâm cao độ

Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và chương trình MTQG xây dựng NTM là những chương trình lớn, toàn diện, sâu sắc có tác động mạnh mẽ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tuy nhiên, khó khăn ở một số nơi và lúng túng ở một số khâu, một số địa phương là điều khó tránh khỏi. Trong phát triển nông nghiệp, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra còn chậm, việc kêu gọi đầu tư còn khó, bài toán đầu ra cho sản phẩm chưa tìm được đáp án tối ưu… Trong xây dựng NTM, các xã miền núi, các xã thuộc diện 135 nơi tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế thiếu thốn, khó thu hút đầu tư, muốn về đích NTM cần phải có cơ chế đặc biệt. Trong khi đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất còn nhiều bất cập thiếu đồng bộ.

Những tồn tại, hạn chế trên đang cần sự tập trung cao độ của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu xây dựng NTM theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVIII đã đề ra.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]