(vhds.baothanhhoa.vn) - Xác định nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tái cơ cấu nông nghiệp, giảm nghèo bền vững ở huyện Thạch Thành

Xác định nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, huyện Thạch Thành đã đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần quan trọng trong chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững.

Bà Đỗ Thị Phiến - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Thạch Thành, cho biết: Để phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với công tác xóa đói, giảm nghèo, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 461/QĐ ngày 3/2/2016 về việc ban hành Đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Theo đó huyện ưu tiên các nguồn vốn của Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng một số dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân và các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nông - lâm nghiệp. Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức đầu tư kết hợp bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tuyên truyền, vận động người dân tập trung phát triển sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả bền vững, đảm bảo môi trường an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Điểm nhấn trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành chính là định hướng xây dựng vùng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời, thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và vận động nhân dân phát triển diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã xây dựng, triển khai nhiều mô hình phát triển sản xuất hiệu quả kinh tế: Mô hình cánh đồng lớn sản xuất mía nguyên liệu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, với tổng diện tích hơn 800 ha trên địa bàn 7 xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm, Thành Vinh, Thành Trực, Thạch Sơn, Thạch Bình, Thành Tân; 15 cánh đồng lớn sản xuất lúa tập trung có tổng diện tích 1.223 ha trên địa bàn 15 xã và đưa giống lúa có năng suất, chất lượng vào sản xuất kết hợp sử dụng phân viên nén chậm tan. Hiện nay, huyện đã lựa chọn và giao UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện 119 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển bền vững.

Mô hình trồng thanh long ruột đỏ cho thu nhập cao ở xã Thành Tâm.

Để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, huyện đã tích cực phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh xây dựng, quảng bá thương hiệu, đối với một số sản phẩm chủ lực của địa phương. Huyện đã liên kết với Học viện Nông nghiệp Việt Nam khảo sát, phân tích thổ nhưỡng và phát triển vùng cây ăn quả có múi với tổng diện tích là 1.317ha. Đến nay đã trồng mới được trên 500ha cam, bưởi, xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả có múi công nghệ cao, phục tráng cây đầu dòng cam Vân Du; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cam Vân Du để xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm. Diện tích cam, bưởi đã cho thu hoạch trên 300ha hàng năm với sản lượng 7.500 tấn, giá trị thu nhập trên 1ha cam, bưởi đạt trên 600 triệu đồng.

Bên cạnh đó, huyện còn tích cực cơ cấu lại phương thức sản xuất chăn nuôi và đổi mới hệ thống giết mổ. Đã chấp thuận chủ trương đầu tư và khởi công xây dựng 3 dự án chăn nuôi lợn quy mô lớn như: Công ty Bình Sơn đầu tư khu trang trại chăn nuôi tại xãThạch Quảng, Công ty TNHH Dịch vụ và Chăn nuôi NewHope đầu tư dự án trang trại chăn nuôi tại xã Thạch Tượng... Đã xây dựng phương án và thực hiện cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC đối với sản phẩm lợi thế là cây rừng gỗ...

Với sự nỗ lực trên, trong 5 năm qua tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm được 17,39%, từ 18,40% năm 2015 xuống còn 3,76% cuối năm 2019. Dự kiến cuối năm 2020 còn 1,01%. Bình quân mỗi năm giảm được 3,5%, vượt bình quân 0,5% so với Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Thành lần thứ XXIV đề ra. Đây là kết quả hết sức đáng mừng đối với một huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như huyện Thạch Thành.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]