(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Xác định phát triển doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và là động lực trong thực hiện tái cơ cấu, phát triển kinh tế của địa phương, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tích cực thu hút đầu tư, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa phấn đấu thành lập mới 3.000 doanh nghiệp trong năm 2017

(VH&ĐS) Xác định phát triển doanh nghiệp là xu hướng tất yếu và là động lực trong thực hiện tái cơ cấu, phát triển kinh tế của địa phương, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tích cực thu hút đầu tư, hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển.

Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Thanh Hóa hiện có khoảng 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong 5 tháng đầu năm toàn tỉnh đã có 1.541 doanh nghiệp được thành lập mới. Theo đề án Phát triển doanh nghiệp của tỉnh Thanh Hóa thì từ nay đến năm 2020, có ít nhất 20.000 doanh nghiệp, đạt 56 doanh nghiệp/1 vạn dân. Trước mắt, năm 2017, Thanh Hóa phấn đấu thành lập mới 3.000 doanh nghiệp, gấp 2 lần năm 2016. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã dành 20 tỷ đồng cho chương trình đào tạo, hỗ trợ các hộ cá thể, các doanh nghiệp khởi nghiệp. UBND tỉnh cũng đã tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp mỗi tháng một lần bắt đầu từ tháng 4/2017, tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp thẳng thắn nêu lên những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh cần được tháo gỡ kịp thời.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Thìn đã ký ban hành Kế hoạch số 57 về việc đào tạo khởi sự doanh nghiệp và bồi dưỡng doanh nhân tỉnh Thanh Hóa năm 2017 với mục đích nâng cao kiến thức, sự tự tin cho các đối tượng được đào tạo, tạo phong trào khởi nghiệp sâu rộng, khuyến khích ham muốn thành lập doanh nghiệp, khát vọng làm giàu trong nhân dân; đồng thời nâng cao trình độ trong quản trị doanh nghiệp để nâng cao khả năng lãnh đạo. Theo đó, năm 2017 sẽ tổ chức đào tạo 114 lớp cho 13.680 lượt học viên, trong đó đào tạo khởi sự doanh nghiệp là 84 lớp và bồi dưỡng doanh nhân là 30 lớp. Đối tượng gồm chủ kinh doanh cá thể, chủ trang trại; chủ doanh nghiệp mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu; học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng nhưng chưa có việc làm và các cá nhân có ý tưởng khởi nghiệp.

Doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng trong những tháng đầu năm 2017.

Các địa phương nỗ lực phấn đấu thành lập mới doanh nghiệp

Trong năm 2016, TP Thanh Hóa có 600 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp của địa bàn lên 3.775 doanh nghiệp đang hoạt động; năm 2017, phấn đấu thành lập được 1.262 doanh nghiệp mới. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp đóng trên địa bàn, ngoài các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa, TP Thanh Hóa ban hành đề án “Hỗ trợ khuyến khích một số lĩnh vực để phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020”.

Tại huyện Thiệu Hóa tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, có 22 doanh nghiệp mới thành lập, tính đến hết tháng 6/2017 toàn huyện có 175 doanh nghiệp. Với mục đích hợp tác, liên kết, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ngày một lớn mạnh và phát triển bền vững, giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường, không còn kinh doanh manh mún, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Đến nay, lãnh đạo huyện đang tích cực vận động các hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp, mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2017 huyện chủ trương phải đạt 45 doanh nghiệp thành lập.

Quan Sơn là huyện miền núi cao, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Việc thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, với nhiều giải pháp đồng bộ trong tập trung cải cách các thủ tục hành chính, đẩy mạnh thu hút đầu tư và khuyến khích, hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh thành lập doanh nghiệp, 6 tháng năm 2017, toàn huyện đã có 12 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 120% kế hoạch phát triển doanh nghiệp trong năm 2017. Đây cũng là huyện duy nhất trong toàn tỉnh đã hoàn thành và vượt mục tiêu phát triển doanh nghiệp năm 2017.

Huyện Tĩnh Gia đã ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng xã, thị trấn, từng đơn vị, ngành có liên quan để tổ chức thực hiện. Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện Tĩnh Gia đã có hơn 45 doanh nghiệp mới được thành lập, hiện trên địa bàn huyện trên tổng số 600 doanh nghiệp hiện có. Và toàn huyện đang tập trung quyết liệt các giải pháp để hoàn thành mục tiêu thành lập mới 300 doanh nghiệp trong năm 2017.

Hoàng Lan



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]