(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Có được kết quả đó là nhờ sự đổi mới tích cực môi trường đầu tư kinh doanh khiến Thanh Hóa thực sự trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thanh Hóa trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư

Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Có được kết quả đó là nhờ sự đổi mới tích cực môi trường đầu tư kinh doanh khiến Thanh Hóa thực sự trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư tầm cỡ quốc gia, quốc tế.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

(Ông Đỗ Đình Hiệu - Giám đốc VCCI Thanh Hóa)

Những năm gần đây, tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) đã được thể hiện rõ nét trong những quyết sách, hành động cụ thể, thiết thực của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành cùng chính quyền các cấp. Các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã được triển khai một cách đồng bộ. Từ năm 2016 đến nay, chỉ số PCI của Thanh Hóa có những tiến triển tốt, Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có chất lượng điều hành tốt, với chi phí gia nhập thị trường thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Không những vậy, lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho DN. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, trong thời gian tới, cộng đồng DN Thanh Hóa sẽ sớm nhận được những chủ trương, điều hành tích cực để phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt, cộng đồng DN mong muốn cải cách mạnh mẽ hơn nữa về thủ tục hành chính, về cơ chế tiếp cận đất đai để DN dễ dàng tiếp cận, hội nhập và phát triển.

Thanh Hóa cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng

(Ông Kawada Atsusuke - Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản - JETRO)

Hiện Thanh Hóa đang là một trong những địa phương có sức thu hút mạnh nhất với các DN Nhật Bản.Trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản,Thanh Hóa có vị trí địa lý mang tính chiến lược, lãnh đạo tỉnh thân thiện, thể hiện tinh thần hợp tác cao với người Nhật. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có nguồn lao động trẻ, dồi dào, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Các nhà đầu tư Nhật Bản đều khẳng định, khi bắt đầu triển khai hoạt động đầu tư tại Thanh Hóa, các DN đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền và các cơ quan liên quan của tỉnh. Các thủ tục đầu tư đều được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện. Cùng với những thế mạnh về cơ sở hạ tầng như cảng nước sâu Nghi Sơn và Sây bay Thọ Xuân là cửa ngõ quốc tế, hệ thống đường quốc lộ, đường xuyên Á tạo mạng lưới giao thông và phân phối lan tỏa trong vùng, khu vực và liên kết thị trường các nước Lào và Thái Lan. Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa cũng dành “6 điều tốt nhất” cho các DN gồm: Ưu đãi tốt nhất, dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, khả năng tiếp cận tốt nhất, môi trường ổn định, trật tự an toàn tốt nhất, môi trường số hài hòa nhất, tiềm năng phát triển tốt nhất. Chính từ những thế mạnh trên mà hiện nay, Thanh Hóa đang đứng đầu cả nước về tổng vốn FDI từ Nhật Bản với 9,657 tỷ USD/33,059 tỷ USD tổng vốn đầu tư. Trong số 5 dự án FDI lớn nhất từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, có tới 2 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Xi măng Nghi Sơn. Tuy nhiên, theo đại diện JETRO, để thu hút hơn nữa dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản, Thanh Hóa cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là việc đầu tư tuyến đường cao tốc từ TP Thanh Hóa đi Nghi Sơn, đồng thời với đó là đầu tư các khu công nghiệp dành cho sản xuất, chế tạo để thu hút các DN.

Quyết liệt đổi mới môi trường du lịch

(Bà Phạm Hoài Thương - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Eagle Thanh Hóa)

Thời gian qua, Thanh Hóa đã có nhiều chính sách nhằm kêu gọi, thu hút đầu tư vào ngành du lịch. Nhiều dự án lớn đã đầu tư, tạo nên diện mạo mới cho địa phương. Đặc biệt với việc vào cuộc quyết liệt nhằm đổi mới môi trường du lịch như: Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch biển; phát triển thị trường - sản phẩm du lịch biển; tăng cường giao lưu, xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng chiến lược tuyên truyền nhằm phát triển du lịch; đào tạo nguồn nhân lực... Nhận thức, tư duy của người dân làm du lịch đã có sự thay đổi, điều này được thể hiện qua việc TP du lịch Sầm Sơn đã thực hiện tốt “9 có, 9 không”, cụ thể: Có hành vi ứng xử văn hóa, thân thiện và trung thực; có đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách; có môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; có trang phục lịch sự, đúng quy định; có niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; có hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, số lượng; có sử dụng hóa đơn, phiếu thu khi thanh toán; có phòng nghỉ, phòng ăn sạch, đẹp, đạt chuẩn; có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Nhờ sự đổi mới về cách làm du lịch nên du khách đến với Thanh Hóa trong những năm gần đây tăng đột biến. Phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng tạo việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo, phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Môi trường đầu tư có những bước cải thiện thực sự

(Ông Nguyễn Quốc Cương - Giám đốc Công ty TNHH Tratech, TP Thanh Hóa)

Công ty TNHH Tratech hoạt động trên lĩnh vực giáo dục, xây dựng, đầu tư hạ tầng đô thị, giao thông, với doanh thu mỗi năm đạt khoảng 100 - 120 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động. Với 20 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh, tôi nhận thấy, những năm gần đây, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Thanh Hóa có những bước cải thiện thực sự. Đặc biệt, các dự án đầu tư trên lĩnh vực giáo dục, y tế luôn được tỉnh quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng và tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN cũng được các cấp chính quyền nỗ lực vào cuộc. Đồng thời, rà soát để sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với quy định hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư kinh doanh. Cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, thay vì tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh gặp mặt DN mỗi năm một lần, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì tổ chức hội nghị gặp gỡ DN vào ngày 21 hàng tháng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]