(vhds.baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp tạo ra các sản phẩm an toàn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, việc ứng dụng công nghệ cao chưa được nhân rộng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (Bài 2): Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao - Thảm đỏ có trải sẵn?

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là giải pháp tạo ra các sản phẩm an toàn, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp CNC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, việc ứng dụng công nghệ cao chưa được nhân rộng.

Theo quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng CNC của Thủ tướng Chính phủ tới năm 2020, định hướng đến năm 2030, Thanh Hóa là một trong 10 địa phương trên cả nước sẽ hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng hoạt động có hiệu quả khu nông nghiệp CNC. Đây là nơi sẽ chuyển giao các tiến bộ KHKT vào phát triển nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao với mục tiêu thay đổi và tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp có thay đổi vượt bậc về chất. Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM ở Thanh Hóa đã đặt ra mục tiêu sản xuất nông nghiệp chiếm 73% cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đến năm 2020. Tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn đạt 100%, trong đó sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 30%. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó phát triển nông nghiệp công nghệ cao được xem là hướng đi mới đầy triển vọng.

Cùng với yêu cầu về quỹ đất tập trung, thời gian thuê dài hạn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Theo tính toán, để có 1 ha nhà kính với các thiết bị công nghệ sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu, cần từ 10-12 tỷ đồng, theo công nghệ Việt Nam là từ 3-5 tỷ đồng. Riêng nhà lưới chi phí tối thiểu là trên 1,5 tỷ đồng/1 ha. Trong khi đó, tài sản của doanh nghiệp, hộ sản xuất ứng dụng CNC chủ yếu là nhà lưới, nhà kính, song những chi phí này chưa được tính vào giá trị khoản vay và danh mục thế chấp.

CNC là xu thế tất yếu trong việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp.

Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, cho biết: Từ “điểm sáng” là Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nông nghiệp CNC Lam Sơn, mục tiêu hướng tới của trung tâm là thực hiện việc chuyển giao, nhân rộng mô hình này ra nhiều địa phương trong tỉnh. Thực tế, từ năm 2015 đến nay, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng Hậu với diện tích 1.000 m2/mô hình tại các huyện Yên Định, Thọ Xuân. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, mỗi mô hình cho thu nhập 180 triệu đồng. Dự kiến đến năm 2020, công ty sẽ đầu tư cho khoảng 100 hộ dân thực hiện các mô hình nông nghiệp CNC. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất với sản xuất nông nghiệp CNC là chi phí ban đầu rất lớn.

Ông Nguyễn Xuân Thiên - Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp CNC Thiên Trường 36 cho biết: “Với tổng vốn đầu tư của công ty là 20 tỷ đồng, nhưng chúng tôi không thể thế chấp vay ngân hàng, nên phía công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng đầu tư. Chúng tôi rất mong muốn có cơ chế chính sách vay vốn đối với các doanh nghiệp có diện tích 1 - 2ha CNC để có thể gắn bó, mở rộng đầu tư vào nông nghiệp”.

Thực tế cho thấy, hiện nay ngoài Khu NN CNC Lam Sơn - Sao Vàng, dự án chăn nuôi bò sữa của Vinamik tại các huyện Yên Định, Như Thanh, chăn nuôi bò thịt của Công ty CP Chăn nuôi Bá Thước, mô hình chăn nuôi theo chuỗi của các Công ty Việt Hưng, Công ty Phú Gia, thì phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC của các địa phương vẫn chủ yếu dừng lại ở một số mô hình nhỏ, thiếu tập trung, mức độ áp dụng công nghệ thấp. Nếu không có giải pháp hữu hiệu tháo gỡ kịp thời những khó khăn như trên thì e rằng đến năm 2020, mục tiêu phấn đấu tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của Thanh Hóa chiếm 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trở lên có đạt được theo đúng lộ trình?.

Chia sẻ về quá trình áp dụng nông nghiệp CNC tại Thanh Hóa, ông Đặng Văn Quang Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cho biết: “Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là lựa chọn đúng đắn, là một trong bốn khâu đột phá để thực hiện tái cơ cấu và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Để thực hiện thành công mục tiêu này, cần có sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp để đầu tư vốn, tiếp cận thông tin khoa học công nghệ và chuyển giao cho nông dân, tạo động lực đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn kết sản xuất với chế biến, tiêu thụ. Đối với Thanh Hóa có ưu thế là địa bàn sản xuất nông nghiệp rộng, nhiều điều kiện khác nhau để làm nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Sự ưu đãi về thiên nhiên là lợi thế để phát triển nông nghiệp CNC, kèm theo chủ trương của tỉnh là phát huy đẩy mạnh vai trò doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt, trong thời gian tới, khi được Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo tỉnh quan tâm, nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh sẽ được phát triển".

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]