(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, dải đất ven đường Hồ Chí Minh rất có tiềm năng về cây có múi. Tận dụng lợi thế đó, Thanh Hóa cũng như nhiều địa phương khác đã thành công trong việc đưa cây ăn quả có múi vào cơ cấu cây trồng ở các huyện miền núi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiềm năng cây ăn quả có múi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh

(VH&ĐS) Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, dải đất ven đường Hồ Chí Minh rất có tiềm năng về cây có múi. Tận dụng lợi thế đó, Thanh Hóa cũng như nhiều địa phương khác đã thành công trong việc đưa cây ăn quả có múi vào cơ cấu cây trồng ở các huyện miền núi.

Thực hiện quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, tại các khu vực có điều kiện như: Triệu Sơn, Như Thanh, Thạch Thành, Bá Thước, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân... cây ăn quả có múi đang được đưa vào trồng và bước đầu đem lại kết quả khả quan về cả năng suất, sản lượng lẫn hiệu quả kinh tế.

Tại huyện Thạch Thành, theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, những năm gần đây hàng trăm ha đất nông - lâm nghiệp kém hiệu quả đã được bà con nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn quả có múi. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được khoảng 100 ha cây có múi, tập trung ở một số xã có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như: Thành Vân, Thành Tâm, Thành Minh, Thành Công, Thạch Quảng...; trong đó, có 60 ha trồng theo đề án cải tạo vườn tạp của huyện. Hiện, diện tích cây có múi trên địa bàn huyện đang phát triển, hứa hẹn cho năng suất, sản lượng cao. Tính đến nay toàn huyện có khoảng 100 ha cam đường, bưởi Diễn, bưởi da xanh, tập trung ở một số xã có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp như: Thành Vân, Thành Tâm, Thành Minh, Thành Công, Thạch Quảng... Trong số này có 60 ha trồng theo đề án cải tạo vườn tạp của huyện, số còn lại được trồng quy hoạch tập trung. Dưới sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông, sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của người dân, diện tích cây ăn quả này đang sinh trưởng, phát triển tốt, bước đầu đã cho thu hoạch, nâng cao thu nhập của người nông dân và mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ gia đình khác trên địa bàn.

Các loại cây ăn quả có múi có tiềm năng phát triển ở địa bàn miền núi và hiện đang được đưa vào canh tác ngày càng nhiều.

Tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2018 và phương án sản xuất vụ đông năm 2017 - 2018 diễn ra vào cuối tháng 8 vừa qua, đại diện lãnh đạo huyện Thạch Thành cho biết: Tháng 1/2016, UBND huyện Thạch Thành bắt tay vào triển khai dự án “Quy hoạch, phát triển vùng cây ăn quả trọng điểm trên cơ sở cải tạo đất vườn, đồi, trang trại tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa” với diện tích khoảng 1.000 ha. Theo đó, huyện đã ký kết hợp đồng thực hiện quy hoạch và phát triển, xây dựng vùng cây ăn quả với Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sau khi cùng các chuyên gia đến thăm và học hỏi kinh nghiệm tại một số địa phương như Nghĩa Đàn, Nghệ An với mục đích tìm lại nguyên bản giống cam Vân Du; đồng thời, đưa thêm một số giống cam mới, chất lượng vào ươm để nhân đại trà. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia tham gia rà soát, phân loại đất, đánh giá điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thống thủy lợi, quy hoạch vùng trồng cây có múi của huyện căn bản hoàn thành. Bên cạnh đó, huyện cũng đã liên hệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dinh dưỡng cây trồng, vật tư nông nghiệp và tăng cường xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp nhằm hình thành chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cho người nông dân.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vùng quy hoạch tập trung, khó khăn mà địa phương gặp phải chính là ở khâu tích tụ diện tích. Với đặc thù của một huyện miền núi địa hình phức tạp, manh mún, đất đai một phần do các lâm trường, nông trường quản lý, việc xây dựng một vùng quy hoạch tập trung 1.000 ha là điều không hề dễ dàng.

Ngoài Thạch Thành, nằm trong vùng được quy hoạch phát triển cây có múi, giai đoạn 2016 - 2020, huyện Như Xuân đã thực hiện quy hoạch hàng năm trồng mới từ 130 - 150 ha các loại cây có múi như cam, bưởi gắn với cải tạo vườn tạp. Với sự hỗ trợ của chính quyền và trực tiếp là cán bộ nông nghiệp, hàng trăm hộ dân trên địa bàn đã đưa cây cam, bưởi vào canh tác, gần 100% số xã, thị trấn có diện tích trồng cây ăn quả có múi. Tương tự, tại hầu hết các huyện miền núi, trung du trên địa bàn tỉnh, cây cam, cây bưởi đang được người dân đưa vào canh tác với hy vọng mở ra hướng đi mới, tăng thu nhập kinh tế.

Quyết định số 4833, ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch triển khai của Sở NN&PTNT tỉnh xác định ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh trong đó bao gồm các loại cây có múi như cam, bưởi dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh. Riêng cây có múi được quy hoạch phát triển đến năm 2025 như cam là 5.000 ha, bưởi 1.000 ha.

Nguyên Mai



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]