(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 1/10, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá hoạt động ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (giai đoạn 2015 - 2020).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổng kết 5 năm hoạt động ủy thác cho vay

Ngày 1/10, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (NHCSXH) phối hợp với Trung ương Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá hoạt động ủy thác cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (giai đoạn 2015 - 2020).

Tính đến 31/8/2020, tổng dư nợ chương trình tín dụng thực hiện theo phương thức ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 đạt 220.545 tỷ đồng, chiếm 99,56% tổng dự nợ của NHCSXH; tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11,8%. Trong đó dư nợ ủy thác thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ chiếm 38,8%, Hội Nông dân chiếm 30,6%, Hội Cựu Chiến binh chiếm 16,7%, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 13,9%.

Tại Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2020, NHCSXH đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai kịp thời các chương trình tín dụng, đã thực hiện giải ngân cho 463,85 ngàn khách hàng vay vốn, với số tiền 13.966 tỷ đồng. Dư nợ ủy thác đến 31/12/2019 đạt 9.324,4 tỷ đồng (chiếm 99,3% tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh) với 257.178 khách hàng đang được thụ hưởng, tăng 2.379,1 tỷ đồng so với đầu năm 2015.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô tín dụng, NHCSXH thực hiện triển khai đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) rà soát, xử lý nợ kịp thời.

Trong 5 năm qua, NHCSXH Thanh Hóa đã tham mưu cho chính quyền địa phương, phối hợp các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Đến 31/12/2019, toàn tỉnh có 6.939 Tổ TK&VV với 257.178 hộ còn dư nợ, giảm 2.367 Tổ (tỷ lệ 25,4%) và giảm 66.722 hộ vay vốn so với đầu năm 2015 (tỷ lệ 20,6%).

Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]