(vhds.baothanhhoa.vn) - Xứ Thanh vùng “Địa linh nhân kiệt” có vị trí chiến lược đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng trong các cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nơi đây cũng vinh dự được Bác Hồ 4 lần về thăm và căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở thành tỉnh kiểu mẫu”. Lời căn dặn của Người là động lực và khát khao để mỗi người dân Thanh Hóa quyết tâm, nỗ lực và phấn đấu xây dựng và phát triển tạo nên thế và lực mới trong hành trình thực hiện khát vọng thịnh vượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự hào và khát vọng thịnh vượng

Xứ Thanh vùng “Địa linh nhân kiệt” có vị trí chiến lược đặc biệt trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, có nhiều đóng góp quan trọng trong các cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước. Nơi đây cũng vinh dự được Bác Hồ 4 lần về thăm và căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở thành tỉnh kiểu mẫu”. Lời căn dặn của Người là động lực và khát khao để mỗi người dân Thanh Hóa quyết tâm, nỗ lực và phấn đấu xây dựng và phát triển tạo nên thế và lực mới trong hành trình thực hiện khát vọng thịnh vượng.

Từ tiềm năng và lợi thế

Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là cầu nối giữa Bắc Bộ và Trung Bộ; là tỉnh đông dân thứ 3 cả nước sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; có 4 vùng kinh tế (miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển) với bờ biển và đường biên giới dài. Thiên nhiên vốn ưu đãi cho Thanh Hóa đầy đủ các loại địa hình, hệ sinh thái (đồng bằng, ven biển, miền núi, trung du), nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, thuận lợi trong phát triển các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Xứ Thanh còn là vùng đất cổ, chiếc nôi của người Việt, với 1.535 di tích lịch sử văn hóa, danh lam, thắng cảnh, là một trong số ít địa phương trên cả nước hiện còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc. Chẳng thế mà GS Trần Quốc Vượng cho rằng: “Xứ Thanh là vị trí địa - chiến lược, địa - chính trị, địa - văn hóa quan trọng của Việt Nam”.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa luôn được đánh giá là địa bàn trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, hội tụ đầy đủ các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng, bảo vệ đất nước, đặc biệt trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, với những đóng góp cả sức người và của trong chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác Hồ cũng đã biểu dương: “Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thanh Hóa đã huy động cao nhất, nhiều nhất nhân tài, vật lực cho chiến trường, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ, sẵn sàng cống hiến, hy sinh cho mục tiêu cao cả là độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Truyền thống ấy đã hun đúc nên một Thanh Hóa anh hùng ngay cả trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Thanh Hóa đã đạt nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng cao (bình quân trên 10%/năm), luôn thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt; quốc phòng - an ninh củng cố vững chắc... Giai đoạn 2010 - 2020, Thanh Hoá đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là đột phá về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đột phá về thu ngân sách và đột phá về thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.

Đặc biệt, những kết quả từ Khu kinh tế Nghi Sơn cho thấy, Thanh Hóa là điểm đến hấp dẫn, sôi động trong mắt các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đó cũng là lý do mà đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Thanh Hóa nằm trong vùng năng lượng, thì những ngành công nghiệp nặng tôi cho rằng sẽ rất phát triển. Tốc độ phát triển trong thời gian vừa qua cũng khẳng định một điều là khả năng, tiềm năng mà Thanh Hóa có là rất khả thi. Và, Nghi Sơn là minh chứng giúp chúng ta tin rằng, Thanh Hóa phải phát triển công nghiệp, Thanh Hóa có khả năng phát triển công nghiệp và trở thành một tỉnh công nghiệp”.

Ngoài ra, Thanh Hóa có hệ thống giao thông khá thuận lợi và đa dạng với đầy đủ các loại hình, gồm: đường sắt, đường bộ, đường thủy và hàng không. Những thuận lợi ấy, chính là điều kiện để Thanh Hóa luôn quyết tâm phấn đấu vươn lên trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước.

Cảng nước sâu Nghi Sơn là thế mạnh của Thanh Hóa. (Ảnh: Trần Đàm)

Và khát vọng thịnh vượng

Tiềm năng sẽ mãi chỉ là tiềm năng, nếu con người không biết khai phá. Chính vì thế, tại Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2020), đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh bày tỏ: “Nhìn lại chặng đường 90 năm vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng rất đỗi vẻ vang của Đảng bộ tỉnh, chúng ta càng thêm tự hào về truyền thống hào hùng; trân trọng, nâng niu và gìn giữ những thành quả cách mạng đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng. Càng tự hào, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Thanh Hóa càng xác định rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà; xứng đáng với sự tin tưởng, mong đợi của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân".

Khát vọng thịnh vượng thôi thúc mỗi người dân xứ Thanh, vươn mình bứt phá mạnh mẽ; có được nhiều thành tựu đột phá và hướng tới là một trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước. Đặc biệt, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thanh Hóa đã phát triểnmạnh mẽ, toàn diện trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,5%, gấp 1,54 lần so với giai đoạn 2011-2015, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh, năm 2020 ước đạt trên 229.000 tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015.

Để biến khát vọng thành hiện thực, giai đoạn 2020 - 2025, Thanh Hóa xác định sẽ tiếp tục tập trung thực hiện 6 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá. Đồng thời tập trung phát triển 4 trung tâm kinh tế động lực, 5 trụ cột tăng trưởng, 6 hành lang kinh tế và 6 vùng liên huyện cùng 19 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.

Khát vọng về một Thanh Hóa thịnh vượng không chỉ với những người con của đất xứ Thanh, mà còn có cả ở những người yêu quý mảnh đất này. Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/08/2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá tổ chức ngày 31/8/2020, đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Thanh Hóa đã thức tỉnh. Và bây giờ Thanh Hóa phải vươn mình đứng dậy để thực sự cùng với các địa phương, cùng với cả nước, Thanh Hóa phải thực sự trở thành tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ đã căn dặn”.

Với tiềm năng, lợi thế ấy, chắc chắn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa sẽ hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng, trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước vào năm 2030; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước vào năm 2045, như mục tiêu Nghị quyết 58 của Bộ Chính trị đề ra.

Một số thành tựu của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân dự kiến đạt 12,5%, vượt mục tiêu đại hội (12%), gấp 1,54 lần so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015. Quy mô GRDP năm 2020 dự kiến đạt 133.816 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2015, đứng thứ 8 cả nước, cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ; GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015.

Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 dự kiến chiếm 10%, giảm 7,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 49,3%, tăng 10%; dịch vụ chiếm 31,5%, giảm 7%; thuế sản phẩm chiếm 9,2%, tăng 4,8% so với năm 2015.

Đến nay, toàn tỉnh có 8 đơn vị cấp huyện, 376 xã và 950 thôn, bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới (tăng 6 đơn vị cấp huyện, 263 xã so với năm 2015); tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 64,46%, vượt mục tiêu đại hội; bình quân đạt 17,5 tiêu chí/xã, tăng 5,2 tiêu chí so với năm 2015; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 13,51% năm 2016 xuống còn 3,27% năm 2019, bình quân hàng năm giảm 2,56%/năm, đạt kế hoạch. Đã có 1 huyện thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; 11 xã bãi ngang ven biển, 5 xã và 127 thôn, bản khu vực miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 39 xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn nông thôn mới.

Giai đoạn 2016 - 2020, ngành du lịch đón 42,58 triệu lượt khách, vượt 0,7% kế hoạch (khách quốc tế 1,28 triệu lượt người, vượt 1,6% kế hoạch); tổng doanh thu đạt 59.946 tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch.

Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt mục tiêu đại hội; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế được mở rộng, đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn. Từ năm 2016 đến nay đã thu hút được 908 dự án đầu tư trực tiếp (53 dự án FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.404 tỷ đồng và 3.305 triệu USD; đứng trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư; đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, tạo ra diện mạo mới cho phát triển của tỉnh.

Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được chăm lo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.

Công tác xây dựng Đảng đạt kết quả rõ nét, năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng được nâng lên.

(nguồn: VP Tỉnh ủy)

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]