(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong chiến lược phát triển trở thành một cực tăng trưởng mới và động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa tập trung xây dựng 4 trung tâm kinh tế động lực (gọi tắt là "Tứ Sơn”). Nhiệm vụ kết nối 4 vùng trọng điểm này với các khu vực lân cận trở thành nhiệm vụ quan trọng cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần đưa Thanh Hóa thành tỉnh khá của cả nước trong tương lai.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tứ Sơn - Động lực cho Thanh Hóa phát triển

Trong chiến lược phát triển trở thành một cực tăng trưởng mới và động lực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa tập trung xây dựng 4 trung tâm kinh tế động lực (gọi tắt là "Tứ Sơn”). Nhiệm vụ kết nối 4 vùng trọng điểm này với các khu vực lân cận trở thành nhiệm vụ quan trọng cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần đưa Thanh Hóa thành tỉnh khá của cả nước trong tương lai.

Tứ Sơn, với vai trò đầu tàu thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gồm: TP Thanh Hóa- Sầm Sơn; trung tâm động lực phía Nam (khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn); Trung tâm động lực phía Bắc (khu vực Thạch Thành - Bỉm Sơn); trung tâm động lực phía Tây (khu vực Lam Sơn- Sao Vàng). Đến thời điểm hiện tại, Tứ Sơn đã trong lộ trình thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Mỗi vùng đều có một thế mạnh riêng, nhưng đều có vai trò chung là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thanh Hóa phát triển.

Trong đó, khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn là 1 trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước đã trở thành đô thị công nghiệp năng động với nhiều tiềm năng, dư địa để tiếp tục bứt phá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm trong khu kinh tế đạt 35,3%; các sản phẩm công nghiệp chủ lực, có lợi thế duy trì tăng trưởng cao; các ngành dịch vụ, thương mại phát triển đa dạng, đóng góp quan trọng cho phát triển, kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đi vào hoạt động ổn định từ tháng 12/2019 đã đóng góp cho ngân sách tỉnh hơn 20.000tỷ đồng sau gần1 năm hoạt động. Cảng nước sâu Nghi Sơn, hệ thống cảng biển, vận tải biển quốc tế, dịch vụ logicstic tầm cỡ khu vực; các nhà máy xi măng với tổng công suất 21 triệu tấn/năm, đứng đầu cả nước.

Hiện tại, Khu kinh tế Nghi Sơn đang có 90 dự án đang hoạt động, trên nhiều lĩnh vực phong phú: Dầu khí, nhiệt điện, xi măng, các loại dịch vụ, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, giầy da... Hệ thống hạ tầng của KKT này ngày càng hoàn thiện, nhiều công trình quan trọng đã đưa vào khai thác, tạo ra lợi thế không nhỏ trong thu hút đầu tư. Đặc biệt, ngày 22/4/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 933 về việc thành lập thị xã Nghi Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Tĩnh Gia, là tiền đề quan trọng, mở ra cho Nghi Sơn thời cơ, vận hội mới, để tiếp tục bứt phá trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị ven biển trọng điểm của cả nước.

Nằm ở phía Bắc tỉnh Thanh Hóa, là cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc bộ, thị xã Bỉm Sơn có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh Thanh Hóa. Bám sát định hướng của tỉnh lấy phát triển công nghiệp là mũi nhọn tăng trưởng, Bỉm Sơn đã khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn. Từ năm 2015 - 2020, thị xã đã thu hút được 59 dự án đầu tư mới với tổng mức vốn đăng ký trên 22.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn trước. Tại đây, Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn đã vinh dự được đặt chân ở vùng đất này, kéo theo sự ra đời, phát triển của nhiều nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác. Đến nay, cùng với dây chuyền 1, 2 Nhà máy Xi măng Long Sơn hoàn thành và đi vào hoạt động, vùng đất Bỉm Sơn đã trở thành “thủ phủ” xi măng của cả nước. Bỉm Sơn hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa - danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia và 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.

Các hãng Hàng không tại sân bay Thọ Xuân khai thác các đường bay mới tạo cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Trung tâm động lực phía Tây của Thanh Hoá với điểm nhấn là khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng diện tích 1.000 ha, được quy hoạch theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Với nhiều cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh, lại có Cảng Hàng không Thọ Xuân, được kết nối với KKT Nghi Sơn bằng đường bộ nên vùng Lam Sơn - Sao Vàng hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa với nhiều đường bay kết nối Thanh Hóa với các khu vực kinh tế năng động, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.

Cách TP Thanh Hóa khoảng 16 km, cách Hà Nội khoảng hơn 2 giờ đi xe ô tô, nằm ở cạnh huyền ven biển của tam giác Hà Nội - Hạ Long - Nghi Sơn, Sầm Sơn hội tụ những yếu tố thiên thời, địa lợi cho phát triển du lịch biển. Với khoảng 5 triệu lượt khách du lịch hiện tại, Sầm Sơn có nhiều tiềm năng lớn cho các ngành nghề sản xuất nông, lâm, thủy sản và dịch vụ phát triển. Bên cạnh đó, với không gian đô thị ngày càng mở rộng và hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trung tâm động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn đã và đang thu hút nhiều dự án trọng điểm của các tập đoàn, nhà đầu tư lớn. Trong đó TP Thanh Hóa được xác định là đô thị trung tâm tổng hợp cấp vùng,là trung tâm đầu mối kinh tế, chính trị - xã hội, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. TP Sầm Sơn định hướng phát triển thành trung tâm du lịch cấp quốc gia.

Để đưa những tiềm năng của 4 cực tăng trưởng: Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng phát huy được lợi thế phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã nghiên cứu, ban hành, thực thi nhiều cơ chế, chính sách; huy động tổng lực, tập trung chỉ đạo, tạo nên những bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội của 4 vùng kinh tế trọng điểm. Đồng thời, hoạch định những chiến lược phát triển trong tương lai, đưa “Tứ sơn” xứng danh là những đầu tàu. “Tứ Sơn” đã và đang trở thành các trọng điểm thu hút đầu tư, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh và thực sự trở thành động lực phát triển của tỉnh, tác động lan tỏa đối với các địa phương khác.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]