(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong nền nông nghiệp hiện nay, vật tư nông nghiệp (VTNN) đóng vai trò quan trọng, góp phần phòng trừ sâu bệnh, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ loại “nông dược” này được bày bán tràn lan, khó kiểm soát, khiến người nông dân khó phân biệt “thật, giả”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vật tư nông nghiệp: Thật, giả khó lường

Trong nền nông nghiệp hiện nay, vật tư nông nghiệp (VTNN) đóng vai trò quan trọng, góp phần phòng trừ sâu bệnh, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ loại “nông dược” này được bày bán tràn lan, khó kiểm soát, khiến người nông dân khó phân biệt “thật, giả”.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp, trong đó chủ yếu là các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh... trong nông nghiệp được người dân coi trọng. Bên cạnh những lợi ích mang lại cũng đặt ra yêu cầu với các ngành chức năng trong việc tăng cường quản lý lưu hành, kinh doanh.

Thống kê từ Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 856 cơ sở, cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (trung bình toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn thuốc bảo vệ thực vật), trong đó có 5 đại lý cửa hàng cấp 1; 20 cơ sở sản xuất phân bón với trên 2.000 cửa hàng bán lẻ (trên 50 loại sản phẩm phân bón vô cơ, 21 loại phân bón hữu cơ được công bố hợp quy) phân phối phân bón; hàng nghìn tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ, thuốc điều hòa sinh trưởng...

Hàng năm, nhu cầu sử dụng phân bón khoảng trên 50.000 tấn các loại, trong đó trên 35.000 tấn phân bón vô cơ và trên 120.000 tấn phân bón hữu cơ các loại cùng một số loại phân bón khác. Trung bình, lượng phân bón do các doanh nghiệp trong tỉnh hàng năm sản xuất trên 300.000 tấn, đáp ứng 60% nhu cầu sử dụng phân bón... số còn lại chủ yếu phân bón sản xuất trong nước, nhập khẩu.

Thực tế, tại các cửa hàng, đại lý buôn bán VTNN bày bán nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, điều đáng nói tại đây hàng hóa được bày bán lộn xộn, manh mún, không bảng niêm yết giá, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại các gian hàng này không được bảo quản riêng. Hạt giống rau, thuốc diệt côn trùng... phần lớn bám bụi, cũ kỹ.

Người nông dân phần lớn đều mua VTNN theo kiểu “cuốn gói” tại các cửa hàng đại lý bán lẻ, chỗ nào quen thì mua, hoặc thậm chí “bạ đâu mua đấy” mà không cần biết nhãn mác, chất lượng thế nào.

Người nông dân còn thiếu hiểu biết khi lựa chọn mua thuốc trừ sâu, trừ bệnh.

Được biết, trên địa bàn tỉnh hiện không có doanh nghiệp sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. Khoảng trên 516 cửa hàng không đủ điều kiện buôn bán. Đối với phân bón có khoảng1.000/2.000 cơ sở chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thời gian qua, ngành chức năng đã tổ chức các cuộc thanh tra trong kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Cụ thể phát hiện 16/107 cơ sở vi phạm...

Thuốc bảo vệ thực vật bày bán tràn lan trên P. Phú Sơn, TP Thanh Hóa.

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác, ngành nông nghiệp tỉnh tổ chức 2 cuộc thanh tra, phát hiện 2 mẫu phân bón kém chất lượng, dừng hoạt động 1 cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ.

Số liệu từ Sở Công thương cho hay, đơn vị đã tiến hành thực hiện 526 vụ, xử lý 381 vụ trong sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ, trong đó: phân bón giả: 11 vụ, phân bón kém chất lượng 14 vụ, phân bón quá hạn sử dụng 15 vụ, không có giấy phép 2 vụ, vi phạm khác: 339 vụ. Phạt tiền 2.379,48 triệu đồng; tịch thu, tiêu hủy 50.800 kg phân bón giả (29.350 kg phân NPK giả chất lượng, 21.450kg phân bón NPK thành phẩm giả mạo nhãn hiệu, 38 chai phân bón lá sinh học giả chất lượng, 3.325 kg phân bón quá hạn sử dụng...).

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT, số cơ sở sản xuất phân bón tuy nhiều, một số cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, việc đáp ứng đầu tư công nghệ trong sản xuất còn thiếu, yếu, công nghệ lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu sẵn có tại các địa phương là chính; hệ thống kinh doanh phân bón tuy nhiều, song phần lớn là các hộ, cơ sở kinh doanh nhỏ, thiếu kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật, thị trường; những sai phạm về nhãn mác, chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hết hạn sử dụng lưu thông trên thị trường vẫn chưa khắc phục triệt để...

Ông Lê Huy Hoàng - Chánh Thanh tra (Sở NN&PTNT) cho biết: “Ngoài một số cơ sở sản xuất có quy mô lớn, các doanh nghiệp hiện nay lợi dụng kinh doanh hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó, kiến thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nói riêng của người dân, phân biệt còn hạn chế, không nhận biết đâu là thật, đâu là giả, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, kinh tế người nông dân, tác động xấu đến môi trường, sức khỏe người dân...”.

Trước thực trạng “ma trận” của VTNN “thật, giả khó phân” như hiện nay, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, triệt để của lực lượng chức năng, tăng cường, siết chặt, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Điều quan trọng, người tiêu dùng cần thận trọng, tỉnh táo lựa chọn khi mua sản phẩm hàng hóa...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]