(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhờ các chương trình tín dụng từ NHCSXH huyện Nga Sơn, nhiều hộ dân đã có thêm sự tự tin, yên tâm hơn về đồng vốn để bám ruộng, bám nghề truyền thống. Thành quả cho sự kiên trì ấy là sự khởi sắc về thị trường, giá cả các sản phẩm đến từ thương hiệu chiếu cói Nga Sơn và niềm vui đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên NHCSXH huyện khi tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo không ngừng giảm qua các năm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vốn tín dụng ở vùng cói Nga Sơn

Nhờ các chương trình tín dụng từ NHCSXH huyện Nga Sơn, nhiều hộ dân đã có thêm sự tự tin, yên tâm hơn về đồng vốn để bám ruộng, bám nghề truyền thống. Thành quả cho sự kiên trì ấy là sự khởi sắc về thị trường, giá cả các sản phẩm đến từ thương hiệu chiếu cói Nga Sơn và niềm vui đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên NHCSXH huyện khi tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo không ngừng giảm qua các năm.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh - Giám đốc NHCSXH huyện Nga Sơn không quản ngại, trực tiếp dẫn chúng tôi tới vùng cói các xã Nga Tân, Nga Tiến, Nga Thanh, Nga Thủy,... tận mắt chứng kiến không khí hăng say trên những đồng cói, thời điểm bắt đầu vào vụ.

Đến thăm ông Trịnh Văn Mậu (thôn 3, xã Nga Tiến) - hộ gia đình có 6 sào cói, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng. Trừ đi mọi chi phí, gia đình ông từ hộ nghèo nhất nhì thôn đã vươn lên thoát nghèo, có của ăn của để.

Ông Mậu cười bảo: “Mình thoát được nghèo cũng nhờ đồng vốn của anh NHCSXH huyện. Ngày trước mình vay vốn hộ nghèo, rồi cận nghèo, nay thoát được nghèo nhưng vẫn được anh ngân hàng cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn. Mình vay 50 triệu đồng đầu năm 2017, một nửa đầu tư vào cải tạo ruộng cói, số còn lại đầu tư máy xe lõi. Nhờ có đồng vốn cải tạo, vụ này cói đẹp, cói dài; có thêm cái máy xe lỏi ở nhà, mình tận dụng xe những cây cói ngắn, cói xấu bán có giá... Ước thu năm ni hơn nhiều so với năm trước”.

Theo thống kê của ông Phạm Ngọc Luyến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nga Tiến thì nếu ngày trước, toàn xã có gần 400 ha trồng cói, đến nay do thị trường bấp bênh, không ổn định nên phần lớn diện tích cói được chuyển đổi, chỉ còn hơn 107 ha. Đây là diện tích phì nhiêu của cây cói, cũng là diện tích khó chuyển đổi nên chính quyền xã trong quá trình tìm kiếm thị trường, vẫn vận động bà con giữ ruộng, giữ nghề. Để duy trì được số diện tích này, ông Luyến đánh giá cao vai trò từ nguồn vốn vay NHCSXH huyện. Với tổng dư nợ toàn xã là24 tỉ đồng, trong đó dư nợ Hội Nông dân là 7,7 tỉ đồng với 126 hộ vay vốn.

“Các hộ vay vốn chủ yếu là vay đối tượng hộ nghèo theo Nghị định 78; vay giải quyết việc làm theo Nghị định 61; Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15; cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28; cho vay gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định 31... Nhờ những nguồn vốn vay này, nhiều hộ dân đã đầu tư vào trồng cói, dệt chiếu và các sản phẩm khác từ cói vươn lên thoát nghèo” - ông Luyến cho biết.

Không chỉ Nga Tiến, mà nhiều xã vốn là thủ phủ của cây cói nay diện tích đang giảm dần. Để khuyến khích, vận động các hộ đầu tư vào trồng, sản xuất từ cói, ngoài vai trò đồng vốn tín dụng đến từ các ngân hàng trên địa bàn huyện, huyện Nga Sơn cũng đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ. Cụ thể, ngoài những chính sách hỗ trợ người trồng cói thì những năm gần đây, huyện Nga Sơn còn có chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sản xuất chiếu cói và sản phẩm từ cói.

Cụ thể, nếu các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng tại Cụm công nghiệp Tam Linh (xã Nga Mỹ và Nga Văn) sẽ được huyện hỗ trợ 50% chi phí giải phóng mặt bằng. Cùng với đó là 20% kinh phí mua máy dệt chiếu mới và đưa vào sản xuất ổn định đối với doanh nghiệp (không quá 20 triệu đồng/máy); hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo một phần kinh phí khi đầu tư mua máy xe lõi mới (không quá 600 nghìn đồng)...

Một lần nữa khẳng định hiệu quả của đồng vốn NHCSXH trong việc duy trì, phát triển nghề cói Nga Sơn, ông Thanh cho biết: “Tính đến 30/4, tổng dư nợ các chương trình tín dụng NHCSXH huyện Nga Sơn là 396.231,10 triệu đồng, trong đó phần lớn đồng vốn tín dụng được sử dụng và phát huy hiệu quả vào việc trồng, sản xuất cói. Số dư nợ lớn tập trung ở một số xã có diện tích cói lớn như: Nga Thủy 25.054,35 triệu đồng; Nga Tân 33.952,85 triệu đồng; Nga Tiến 25.133,26 triệu đồng”...

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]