Ngày 12/10, báo cáo Thống kê Tài chính Quốc tế (IDS) mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tổng nợ mà các quốc gia nghèo nhất thế giới trong năm 2019 đã tăng 9,5% so với năm 2018 lên mức kỷ lục 744 tỷ USD.

Tin liên quan

Đọc nhiều

WB: Khoản nợ của các nước nghèo nhất thế giới tăng mức kỷ lục

Ngày 12/10, báo cáo Thống kê Tài chính Quốc tế (IDS) mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tổng nợ mà các quốc gia nghèo nhất thế giới trong năm 2019 đã tăng 9,5% so với năm 2018 lên mức kỷ lục 744 tỷ USD.

Báo cáo trên được công bố trong bối cảnh WB và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức cuộc họp thường niên theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).

“Trước thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát, nợ công gia tăng vốn đã là mối đe dọa, nhất là tại các quốc gia nghèo nhất thế giới”, các chủ nợ đa phương cho biết tại cuộc họp trực tuyến.

Theo báo cáo, tổng số nợ của các quốc gia nghèo nhất thế giới đối với các chủ nợ chính phủ, hầu hết là các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), lên tới 178 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất, chiếm 63% tổng số nợ.

Chủ tịch WB David Malpass cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể đẩy 100 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực. (Ảnh: Reuters)

Tháng 4/2020, Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) đã được G20 thông qua. Sáng kiến này nhằm giúp các nước đang phát triển chống chọi trước các tác động của đại dịch COVID-19. Theo đó, G20 đã đồng ý hoãn việc thanh toán nợ cho các nước nghèo nhất thế giới cho đến hết năm 2020. Đây là quyết định nhanh chóng và phù hợp trong bối cảnh các đại dịch COVID-19 gây ra các tác động vô cùng tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới. Việc đóng băng khoản nợ cả gốc lẫn lãi của G20 cho các quốc gia nghèo nhất thế giới đã giúp giải phóng hơn 20 tỷ USD để các quốc gia này cải thiện hệ thống y tế nhằm đối phó với đại dịch COVID-19.

Chủ tịch WB David Malpass đã hối thúc các thành viên G20 tăng thêm khung thời gian cho chương trình DSSI đến hết năm 2021 và cam kết phát triển sáng kiến này ở quy mô lớn nhất có thể. Báo cáo mới nhất của IDS cũng cho thấy, tổng nợ các quốc gia đủ điều kiện hưởng ưu đãi từ DSSI đã tăng lên mức kỷ lục trong năm 2019, cho thấy sự cần thiết phải hợp tác giữa các chủ nợ và nước vay nợ nhằm ngăn chặn nguy cơ các cuộc khủng hoảng nợ công gia tăng do đại dịch COVID-19.

Báo cáo lưu ý rằng tốc độ tích lũy nợ của các nước này gần gấp đôi tốc độ của các nước có thu nhập thấp và trung bình khác trong năm 2019. Ông David Malpass nhấn mạnh: “Điều quan trọng mà lãnh đạo các nước nghèo nhất thế giới cần làm là lên tiếng yêu cầu xin giảm nợ”. Chủ tịch WB cho biết: “Các cuộc đối thoại này vẫn chưa thực sự mạnh mẽ và cần thiết phải thúc đẩy thêm nữa”.

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 dự kiến sẽ gặp nhau vào ngày 14/10 để thảo luận và đưa ra quyết định có gia hạn thêm chương trình DSSI hay không. Việc hàng loạt doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và các nước đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan đã tàn phá các nền kinh tế trên toàn thế giới.

Trước đó, ngày 5/10, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho rằng, đại dịch COVID-19 có thể gây ra khủng hoảng nợ tại một số quốc gia, do đó các nhà đầu tư phải sẵn sàng cho một số hình thức giảm nhẹ gánh nặng cho các nước nghèo, bao gồm việc xóa nợ.

Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm nợ thông qua tái cơ cấu. Chủ tịch WB đã chỉ ra các bước đi tương tự trong các cuộc khủng hoảng tài chính trước đây ở Mỹ Latinh và sáng kiến giảm nợ dành cho các nước nghèo có nợ cao (HIPC) trong những năm 1990s.

Ông Malpass cũng từng cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể đẩy 100 triệu người vào cảnh đói nghèo cùng cực. Ông David Malpass tiếp tục kêu gọi sự tham gia của các ngân hàng tư nhân và các quỹ đầu tư.

Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva hoan nghênh quyết định nhanh chóng của G20 trong việc tạm ngưng thanh toán các khoản nợ cho các quốc gia nghèo trên thế giới. Bà cho rằng, “việc hoãn thanh toán nợ trong thời điểm này là vì lợi ích của tất cả mọi người, khi toàn nhân loại, không kể các quốc gia phát triển hay đang phát triển, đều đang phải chống chọi với đại dịch toàn cầu”.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]