(vhds.baothanhhoa.vn) - Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng khá nặng nề đối với tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục nỗ lực vượt khó, linh hoạt tìm mọi giải pháp để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuất khẩu thủy sản gặp khó

Những tháng đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng khá nặng nề đối với tình hình xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây chính là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tiếp tục nỗ lực vượt khó, linh hoạt tìm mọi giải pháp để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Thanh Hóa có 81 doanh nghiệp và hơn 1.000 cơ sở chế biến thủy hải sản đang hoạt động với các sản phẩm chính, như: nước mắm, ngao, tôm, mực, cá đông lạnh, các mặt hàng hải sản khô... Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Hàng năm, doanh thu từ hoạt động chế biến thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2.000 tỷ đồng. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Kiểm soát chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất; thực hiện việc đăng ký, kiểm tra và công bố các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay việc xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp đang trở nên khó khăn do thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, số lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng.

4 tháng đầu năm 2020, Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa chỉ xuất khẩu được 700 - 800 tấn ngao sang các thị trường truyền thống như Mỹ, các nước châu Âu (EU) và Nhật Bản, sản lượng giảm khoảng 60% so với cùng kỳ. Đứng trước khó khăn do doanh thu sụt giảm, dòng tiền bị ảnh hưởng do phía đối tác, khách hàng chậm thanh toán, doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp làm các mặt hàng có giá trị gia tăng và giá bán cạnh tranh; thực hiện đa dạng hóa kênh phân phối, đồng thời chấp nhận tăng dự trữ tồn kho.

Ông Lê Quý Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết: “Đứng trước tình hình đó, doanh nghiệp đã hợp tác chặt chẽ với khách hàng truyền thống để gỡ khó cho nhau. Chúng tôi may mắn có một số khách hàng hỗ trợ trong công tác thanh toán và đặt hàng; đồng thời chủ động sắp xếp lại sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, hỗ trợ khách hàng. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của ngân hàng sẵn sàng tạo nguồn vốn để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định. Khó khăn lần này cũng là thử thách để doanh nghiệp trong ngành chủ động ứng phó linh hoạt với biến động của thị trường, tổ chức lại sản xuất để tìm ra cách tự sắp xếp lại chuỗi sản xuất, cung ứng”.

Huyện Tĩnh Gia hiện có 493 doanh nghiệp, cơ sở chế biến thủy hải sản (448 cơ sở, 45 doanh nghiệp), tập trung chủ yếu ở quanh khu vực Cảng cá Lạch Bạng, các xã Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Ninh... Sản lượng các nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở, nhà máy chế biến thủy hải sản trên địa bàn huyện mỗi năm khoảng 125.000 tấn (kể cả thu mua trên địa bàn huyện và các địa phương khác), sản xuất ra khoảng 35.000 tấn các sản phẩm sau chế biến. Sản phẩm từ các cơ sở, doanh nghiệp chế biến trên địa bàn chủ yếu, như: chả cá, hải sản đông lạnh, bột cá, cá hấp, sứa thành phẩm, mực khô, cá khô, moi khô phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ... trong các tháng gần đây các công ty bị hủy đơn hàng tăng, hoạt động sản xuất bị đình trệ, nhiều lô hàng xuất khẩu bị trì hoãn, lượng hàng tồn kho lớn, khách hàng chậm thanh toán... đã ảnh hưởng không nhỏ đến vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp thủy sản.

Theo đánh giá của Sở Công thương, tuy xuất khẩu của Thanh Hóa sang Trung Quốc chỉ chiếm 5,8% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, nhưng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lại chiếm tới 57% cơ cấu hàng xuất khẩu sang Trung Quốc nên mức độ ảnh hưởng khá lớn.

Hiện tại, ngành nông nghiệp đã rà soát những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong ngắn hạn cũng như lâu dài. Về phía doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tăng cường bảo quản, chế biến, đa dạng hóa thị trường, để giảm bớt sự phụ thuộc vào một thị trường.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]