(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngoài việc có vị trí thuận lợi, nhân lực dồi dào, Thanh Hóa còn hấp dẫn nhà đầu tư nhờ môi trường thông thoáng và nhiều ưu đãi lớn dành cho các doanh nghiệp (DN). Ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và nước ngoài quan tâm và đầu tư nguồn lực lớnvào Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xúc tiến đầu tư - Cánh cửa rộng để bứt phá phát triển (Bài 2): Thanh Hóa điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Thanh Hóa đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngoài việc có vị trí thuận lợi, nhân lực dồi dào, Thanh Hóa còn hấp dẫn nhà đầu tư nhờ môi trường thông thoáng và nhiều ưu đãi lớn dành cho các doanh nghiệp (DN). Ngày càng có nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và nước ngoài quan tâm và đầu tư nguồn lực lớnvào Thanh Hóa.

Các tập đoàn kinh tế trong nước và quốc tế khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn.

Những con số ấn tượng

Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là một trong những địa phương năng động trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Có được kết quả đó là nhờ sự đổi mới tích cực môi trường đầu tư kinh doanh.

Các giải pháp nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã được triển khai một cách đồng bộ. Những năm gần đây, chỉ số PCI của Thanh Hóa có những tiến triển tốt. Điển hình như năm 2017, chỉ số PCI của Thanh Hóa tăng 3 bậc so với năm 2016; năm 2018, chỉ số PCI của tỉnh đạt 63,94 điểm, đứng thứ 25 cả nước, đứng thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ, tăng 3 bậc so với năm 2017. Trong đó, có nhiều chỉ số, điểm số thành phần được cải thiện tích cực, như: Dịch vụ hỗ trợ DN thay đổi một cách ấn tượng, xếp thứ 3 cả nước, tăng 0,65 điểm; chất lượng lao động xếp thứ 12 cả nước, tăng 0,37 điểm...

Giai đoạn 2011 - 2018, toàn tỉnh thu hút được 1.432 dự án đầu tư (trong đó có 76 dự án FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 213.768 tỷ đồng và 6,08 tỷ USD. Nhiều dự án sản xuất, hạ tầng lớn đã hoàn thành và đưa vào vận hành, sử dụng, có vai trò thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Tiếp tục tiến trình vận động, nhiều dự án có quy mô lớn đang được tăng tốc triển khai thực hiện, như: 6 dự án cảng biển với tổng vốn đầu tư 17.058 tỷ đồng; Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 60.750 tỷ đồng; Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn - giai đoạn 1, tổng vốn đầu tư 4.980 tỷ đồng; khu đô thị du lịch sinh thái FLC - giai đoạn 2, tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng... Sự cải thiện những chỉ số quan trọng trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã phản ánh hiệu quả những chủ trương, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan Nhà nước; đồng thời, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của các DN và nhà đầu tư về môi trường kinh doanh của tỉnh.

Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại và xúc tiến đầu tư

Xác định tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, tỉnh Thanh Hoá đã đề ra nhiều chủ trương và biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của thông tin đối ngoại và các hoạt động đối ngoại.

Thanh Hóa đã nỗ lực rà soát các cơ chế, chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài; đàm phán, ký kết và triển khai hiệu quả các thoả thuận hợp tác đã ký với các tổ chức, địa phương nước ngoài. Đặc biệt, tỉnh Thanh Hoá đã chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp gỡ, đối thoại với chính quyền, doanh nghiệp của tỉnh nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh.

Trong 3 năm (từ 2016 - 2018), Thanh Hoá đã chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 638 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 73.730 tỷ đồng và 3.194 triệu USD. Riêng lĩnh vực viện trợ phi chính phủ, Thanh Hoá đã thu được nhiều kết quả khả quan với tổng giá trị viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thực hiện trên địa bàn tỉnh trong 10 năm trở lại đây đạt gần 79 triệu USD với hơn 300 chương trình, dự án.

Những kết quả này khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của tỉnh Thanh Hoá.

Trải thảm đỏ mời gọi các nhà đầu tư

Để thu hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Cùng với các chính sách của Trung ương, tỉnh ban hành các chính sách như: Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn; hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Ngoài những quy định chung của pháp luật hiện hành, tùy theo quy mô, tính chất của từng dự án, trên cơ sở xem xét đề nghị của các nhà đầu tư, tỉnh sẽ có những hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án lớn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo bước đột phá trong phát triển KT-XH của tỉnh. Với nhận thức “Thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh”, Thanh Hóa khẳng định quan điểm nhất quán và cam kết sẽ đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Đối với thủ tục hành chính, về cơ chế tiếp cận đất đai, những thông tin quy hoạch minh bạch, thuận lợi để DN dễ dàng tiếp cận, hội nhập và phát triển. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thông qua hàng loạt các nghị quyết tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều chỉ thị, chương trình, kế hoạch về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch và bước đầu thực hiện có kết quả mô hình “một cửa liên thông”, tạo thuận lợi trong giải quyết công việc cho nhà đầu tư và DN. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước; thông tin rộng rãi tiềm năng, lợi thế của tỉnh để các nhà đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

Cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa gặp mặt DN mỗi năm một lần, đồng thời chủ trì tổ chức hội nghị gặp gỡ DN vào ngày 21 hàng tháng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển. Đánh giá về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh ông Đỗ Đình Hiệu - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa cho biết: “Những năm gần đây, Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có chất lượng điều hành tốt, với chi phí gia nhập thị trường thấp, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện; lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho DN. Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, trong thời gian tới, cộng đồng DN sẽ sớm nhận được những chủ trương, điều hành tích cực để phát triển”.

Từ những đường hướng, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt đã giúp Thanh Hóa vươn lên với quy mô kinh tế đứng thứ 8, thu ngân sách đứng thứ 13, phát triển doanh nghiệp đứng thứ 7 cả nước. Thanh Hóa đã có những đổi thay vượt bậc về diện mạo từ quy mô sản xuất, cơ sở hạ tầng đến đời sống nhân dân. Không chỉ một điểm nhấn Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, tổng vốn đầu tư hơn 9,3 tỷ USD, đáp ứng 40% nhu cầu xăng dầu trong nước, mà đó còn là sự hiện diện của hàng loạt các dự án công nghiệp phụ trợ sau lọc hóa dầu, các nhà máy sản xuất dầu ăn, nhà máy nhiệt điện, cùng hàng loạt các dự án đang thi công ngày đêm ở KKT Nghi Sơn. Và, không chỉ mình Nghi Sơn, Thanh Hóa đang nỗ lực kiến thiết để “tứ sơn” phát triển, đưa Bỉm Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn thành những động lực tăng trưởng lớn về kinh tế.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]