(vhds.baothanhhoa.vn) - Sản xuất hoàn toàn thuận tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác kể cả chất vi sinh, là hướng đi của trang trại Tây Đô green farm do anh Lê Phú Thanh (thôn Đằng Xá, Hoằng Đạo, Hoằng Hóa) làm chủ. Dù còn nhiều chông gai, nhưng con đường sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển vền vững, đem lại giá trị đích thực cho người tiêu dùng vẫn là động lực để anh Thanh nỗ lực, phấn đấu.

Chàng trai đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác kể cả chất vi sinh, là hướng đi của trang trại Tây Đô green farm do anh Lê Phú Thanh (thôn Đằng Xá, Hoằng Đạo, Hoằng Hóa) làm chủ. Dù còn nhiều chông gai, nhưng con đường sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển vền vững, đem lại giá trị đích thực cho người tiêu dùng vẫn là động lực để anh Thanh nỗ lực, phấn đấu.

Chàng trai đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Anh Lê Phú Thanh tự tay chăm sóc các loài cây trong trang trại.

Khác với nhiều trang trại trồng rau trên địa bàn, trang trại Tây Đô green farm không chỉ xanh màu xanh của rau, quả mà còn tràn ngập màu xanh của cỏ dại um tùm. Trang trại mọc nhiều cỏ dại, có những khoảng đất cỏ mọc xen lẫn rau xanh, những đám cỏ dại cao hơn cả đầu người. Mang những thắc mắc hỏi Thanh, anh cười nói: "Những đám đất đó là mình đang khuyến khích cỏ mọc, một số khác là mình trồng cỏ đấy”. Nghe rất lạ nhưng đây là nông nghiệp thuận tự nhiên mà Thanh theo đuổi.

Trong nông nghiệp thuận tự nhiên, cây cỏ có vai trò rất quan trọng. Theo anh Thanh giải thích: Thực tế sau một thời gian bón phân hóa hoạc, phun thuốc trừ sâu hóa học thì nhiều vùng đất màu mỡ trở nên thoái hóa và sâu bệnh càng phát triển mạnh. Nguyên nhân là khi người nông dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu kéo theo rất nhiều vi khuẩn, nấm, giun chết cùng sâu bệnh. Trong tự nhiên rất nhiều thiên địch có lợi, phát triển tốt những thiên địch này chính là làm cho đất màu mỡ, đất khỏe không những cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Chàng trai đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Rơm rạ được anh Thanh dùng để phủ tạo bóng mát, tránh để đất bạc màu.

Tại trang trại của mình, anh Thanh dành hơn 1 năm để cải tạo đất. Qúa trình cải tạo đất, anh không dùng bất kỳ sản phẩm phụ trợ nào mà dựa vào khả năng tự phục hồi của đất, trong đó cỏ đóng vai trò quan trọng. “Với những mảnh đất cằn, tôi để cỏ mọc tự nhiên, cho phép chúng tận dụng năng lượng mặt trời còn dư để biến thành thức ăn cho vô số côn trùng, giun dế, vi khuẩn, nấm, các loại thiên địch để diệt trừ sâu hại. Khi cắt cỏ cũng cắt xen kẽ để không làm mất đi môi trường sống của các loài côn trùng này, chúng vô cùng quý giá với hệ sinh thái đất đai, mùa màng. Cỏ dại mục nát trở thành thức ăn cho vi sinh trong đất, làm cho đất ngày càng phì nhiêu”, anh Thnah chia sẻ.

Trong canh tác thuận tự nhiên người nông dân không phải mất các chi phí đầu tư như nhà kính, nhà lưới hay phân, thuốc và các nghiên cứu chuyển giao công nghệ, mà chỉ chỉ lưu truyền giống bản địa, sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, cho cỏ mọc giữ độ ẩm và hệ vi sinh cho đất, từ đó đất làm nhiệm vụ nuôi dưỡng cây.

Chàng trai đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Những thửa rau xanh tươi tốt xen lẫn cỏ dại là cách anh Thanh cải tạo đất đai.

Chính vì cách làm này, Thanh bị người dân địa phương nói “khùng”, “nhác nên mới để cỏ mọc đầy vườn thế”. Khi đó anh nghĩ: “Họ có cái lý của họ khi nhìn thấy sâu và ốc sên xuất hiện nhiều, tấn công cây trồng dữ dội; rau còi cọc, nhìn khô khốc. Người nông dân quen trồng một sản phẩm trên một diện tích lớn, trong khi tôi lại muốn trồng nhiều sản phẩm theo mùa nào thức ấy. Họ cho rằng làm như thế sẽ tốn nhiều công và sẽ bị nhiều sâu bọ tấn công”.

Do không sử dụng bất kỳ phân bón nào, sản lượng rau thời kỳ đầu của trang trại rất thấp, trong khi giá thành lại cao hơn thị trường, không cửa hàng nào chịu nhập rau của của Tây Đô green farrm. Không bỏ cuộc, anh Thanh kiên trì và nhẫn nại với cách làm của mình, giải thích nhiều hơn cho những người nông dân xung quanh, cung cấp cho họ những tài liệu nghiên cứu mà anh có được. Kết quả đã mỉm cười khi năng suất rau tăng dần và đầu ra được người tiêu dùng ủng hộ, các hộ dân cũng bắt đầu nghe và học theo cách làm của anh.

Hiện tại, trang trại Tây Đô green farm của anh Thanh rộng 7.000 m2 tại thôn Đằng Xá, xã Hoằng Đạo, Hoằng Hóa trồng đa dạng các loại rau, củ, quả theo nguyên tắc "giống bản địa, vùng nào thức nấy, mùa nào thức nấy”. Lượng khách hàng của trang trại tuy chưa cao nhưng ổn định và tin tưởng vào phương pháp thuận tự nhiên của anh Thanh.

Đến nay, con đường nông nghiệp thuận tự nhiên mà anh Lê Phú Thanh theo đuổi vẫn còn rất nhiều chông gai, lợi nhuận không cao như phương pháp canh tác bình thường. Nhưng con đường sản xuất nông nghiệp sạch, phát triển vền vững, đem lại giá trị đích thực cho người tiêu dùng vẫn là động lực để anh Thanh nỗ lực, phấn đấu trên con đường riêng của mình.

Vân Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]