(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từ nhiều năm nay, tình trạng thiếu nhi "khát" sân chơi không chỉ diễn ra ở TP mà ngay cả ở khu vực nông thôn. Và cùng với đó là sự nở rộ của các sân chơi tự phát ngay trên lề đường, ngõ xóm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn và nguy hiểm cho trẻ em.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mất an toàn từ các sân chơi tự phát của trẻ em

(VH&ĐS) Từ nhiều năm nay, tình trạng thiếu nhi "khát" sân chơi không chỉ diễn ra ở TP mà ngay cả ở khu vực nông thôn. Và cùng với đó là sự nở rộ của các sân chơi tự phát ngay trên lề đường, ngõ xóm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn và nguy hiểm cho trẻ em.

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa, hệ thống các nhà văn hóa thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi... mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vui chơi giải trí cho các em nhỏ. Hơn nữa, các nhà văn hóa lại hoạt động không thường xuyên, cơ sở vật chất hạn chế nên không hấp dẫn thiếu nhi. Từ thực trạng thiếu sân chơi nên các em thường tự phát tụ tập theo các nhóm rồi tham gia vào các hoạt động vui chơi tại những địa điểm không an toàn như: Đi tắm tại các hồ, ao, sông lớn, đá bóng, chơi đùa trên đường, chơi những trò chơi nguy hiểm dễ bị tai nạn thương tích...

Đi dọc các tuyến đường làng ở khu vực nông thôn, không khó để bắt gặp cảnh hàng chục em nhỏ đua nhau thả diều, đá bóng trên đoạn đường với chiều rộng chỉ hơn 2 mét trong khi các phương tiện tham gia giao thông đi lại khá đông đúc. Em Nguyễn Thị Huyền (xã Yên Ninh, Yên Định), học sinh lớp 5, cho biết: Chiều nào cũng vậy cứ tầm 5 giờ là em lại cùng các bạn ra đường làng tụ tập để chơi đánh cầu lông. Mặc dù biết là nguy hiểm vì ở đây có rất nhiều phương tiện qua lại nhưng do không có sân chơi nên chúng em đành tụ tập ra đây để chơi.

Sân chơi tự phát của trẻ em tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Còn ở khu vực thành phố, thời gian gần đây lại xuất hiện môn thể thao được khá nhiều các em thiếu niên ưa chuộng là trượt patin. Cuối buổi chiều công viên, đường phố trở thành những "sân trượt" patin của giới trẻ. Qua tìm hiểu được biết, môn thể thao này hình thành theo phong trào của một bộ phận giới trẻ yêu thích.

Vì vậy, các em chỉ cần có một đôi giày trượt hoặc ván trượt, tìm được một địa điểm rộng rãi và tập hợp thành từng nhóm 3 - 5 em là có thể luyện tập. Những tuyến đường như Trường Thi, Phan Chu Trinh, Công viên Hội An... thường là nơi tập trung đông các bạn thiếu niên tham gia chơi patin. Có khá nhiều em bắt chước những động tác của các nhân vật trong phim hoặc chương trình thể thao được chiếu trên ti vi để biểu diễn một số kiểu trượt nguy hiểm.

Bên cạnh việc được rèn luyện sức khỏe, thể hiện cá tính khéo léo, nhanh nhẹn từ việc trượt patin thì nỗi lo lớn nhất chính là khi các em xuống lòng đường nối đuôi nhau thành dãy dài uốn lượn bên cạnh dòng người và các phương tiện đang lưu thông rất dễ xảy ra tai nạn. Bà Trần Thị Oanh (phường Trường Thi, TP Thanh Hóa), cho biết, hầu hết các cháu đều tạo ra sân chơi tự phát dành cho mình ngay trên lề đường mà không để ý xe cộ lưu thông nên rất nguy hiểm.

Vì thế, để có một sân chơi nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ rất cần sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng và địa phương trong việc huy động nguồn lực, ưu tiên xây dựng các công trình vui chơi tại cộng đồng dân cư và phát huy hơn nữa vai trò xã hội hóa trong đầu tư xây dựng điểm vui chơi giải trí ở thôn, xóm, khu dân cư.

Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]