(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận mắt chứng kiến những khó khăn của quê nhà, chị Lương Thị Chai, Chủ tịch Hội LHPN xã Bát Mọt (Thường Xuân) luôn trăn trở làm gì đó để góp phần nâng cao đời sống cho hội viên, phụ nữ vùng biên.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Tận mắt chứng kiến những khó khăn của quê nhà, chị Lương Thị Chai, Chủ tịch Hội LHPN xã Bát Mọt (Thường Xuân) luôn trăn trở làm gì đó để góp phần nâng cao đời sống cho hội viên, phụ nữ vùng biên.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Chị Lương Thị Chai, Chủ tịch Hội LHPN xã Bát Mọt nhận hỗ trợ từ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” của Ban nữ công Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

Sâu sát cơ sở, “óc nghĩ, miệng nói, tay làm”

Với phương châm hành động: “Óc nghĩ, miệng nói, tay làm”, chị Chai đã cùng Ban Chấp hành Hội LHPN xã tham mưu cho cấp ủy đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống mới, từ bỏ các tập tục lạc hậu để tập trung phát triển kinh tế gia đình.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Tổ hợp tác chăn nuôi lợn nái đen thôn Vịn do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ đã có 15/15 con sinh sản và hỗ trợ thêm cho 5 hộ nghèo khác.

Tranh thủ sự quan tâm của Hội cấp trên và tăng cường phối hợp, Hội đã xây dựng được 5 mô hình kinh tế tập thể, gồm 1 tổ hợp tác (THT) nuôi lợn nái đen sinh sản, 1 THT chăn nuôi vịt và 3 THT chăn nuôi bò do Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh, Hội LHPN huyện, ĐBQH Bùi Sĩ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Đồn Biên phòng Bát Mọt hỗ trợ. Các THT đều đã có con sinh sản và trao con giống cho 13 hộ nghèo khác hưởng lợi.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Chị Chai thăm và động viên thành viên THT chăn nuôi bò do Hội cấp trên và nhà hảo tâm hỗ trợ.

“Thực mục sở thị” những mô hình THT chăn nuôi bò sinh sản và lợn nái đen tại thôn Vịn, chúng tôi được ông Lang Hồng Tuyên, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn cho biết: Chi hội phụ nữ thôn Vịn tích cực lắm. Chị em chủ động làm kinh tế có hiệu quả và đoàn kết giúp nhau giảm nghèo. Cán bộ hội vài ngày lại đi xe máy về thôn đến từng hộ kiểm tra, động viên chị em. Do đó, chị em sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động như làm đường hoa, trồng rau sạch góp phần hoàn thành xây dựng thôn NTM. Nhiều gia đình hội viên còn đăng ký làm du lịch cộng đồng theo mô hình điểm của huyện.

Khéo léo vận động

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Hội viên thôn Đục cùng nhau chăm sóc ngô - mô hình do hội phụ nữ xã và Đồn biên phòng Bát Mọt hỗ trợ thực hiện

Về với thôn Đục, được nghe chị em phấn khởi kể chuyện cán bộ hội “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm). Tìm hiểu “3 cùng”, chúng tôi được biết: Năm 2020 chị Chai cùng với Thường vụ Hội phụ nữ xã họp bàn phối hợp với Đồn Biên phòng Bát Mọt hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cây ngô cho hội viên, phụ nữ thôn Đục và được lãnh đạo Đồn Biên phòng Bát Mọt ủng hộ. Chị Chai tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho chi hội phụ nữ thôn Đục được nhận 8 sào đất bỏ hoang của thôn để cải tạo trồng ngô. Được cấp trên đồng ý, chị cùng với Thường trực Hội phụ nữ xã về chi hội họp bàn triển khai. Vì thôn giáp vùng biên, cách trung tâm xã hơn 20 km, đi lại khó khăn, nếu chỉ về một, hai lần để triển khai thì không hiệu quả. Các chị đã nhiều lần ở lại thôn cùng chị em họp bàn cách vận động, triển khai thực hiện.

Ngày nắng, ngày mưa chị Chai cùng nhiều chị em và cả bộ đội Đồn Biên phòng xuống đồng làm từng công đoạn. Không khí lao động tập thể thật gần gũi và thân thiện. Vụ đầu tiên chi hội bán có lãi hơn 6 triệu đồng. Phấn khởi trước thành quả sau nhiều tháng ngày vất vả làm công tác tư tưởng, chị Chai tiếp tục họp bàn và chỉ đạo chi hội vận động hội viên cải tạo vườn tạp, tăng gia sản xuất bảo đảm nguồn lương thực tại chỗ.

Chị Lương Thị Hương, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Đục phấn khởi cho biết: “Với cách làm này năm đầu trồng ngô chỉ có 22 hội viên/58 hội viên toàn Chi hội tham gia. Vụ thứ 2, 100% chị em đăng ký trồng và tích cực tham gia sinh hoạt hội cũng như các hoạt động của địa phương. Đây là thành công lớn của chi hội, góp phần giải quyết tình trạng thiếu lương thực và còn có nguồn để bán”.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Chị Chai luôn dành nhiều thời gian về cơ sở, nắm bắt tình hình

Chị Chai chia sẻ thêm: “Do vùng miền núi giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp nếu không “3 cùng”, chị em rất khó tiếp cận những kiến thức mình truyền đạt. Mình phải kết hợp vừa tuyên truyền vừa làm rõ việc cụ thể, nói đi đôi với làm, chị em thấy có hiệu quả mới làm theo”.

Khởi sắc vùng biên

Làm công tác phong trào ở miền núi giáp biên vô cùng khó vì các hộ ở cách xa nhau, đời sống thấp. Để lựa chọn được chi hội trưởng, hội viên nòng cốt làm “đầu tàu” thật sự rất khó khăn. Nếu không có đội ngũ cán bộ hội làm “chân rết” thì phong trào hoạt động của hội không mấy hiệu quả. Chị Chai đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền có cơ chế hỗ trợ thêm để khuyến khích các chị tham gia công tác hội. Một số thôn hỗ trợ thêm từ 40 đến 50kg lúa/năm/chi hội trưởng. Việc làm này đã khích lệ, động viên các chị tiếp tục bám cơ sở, cống hiến cho hoạt động của hội và giúp hội viên cải thiện chất lượng cuộc sống.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Tranh thủ sự quan tâm của hội cấp trên, cấp ủy, chính quyền các cấp, Hội Phụ nữ xã Bát Mọt thu hút được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tặng quà, trao con giống cho hội viên nghèo.

Quán triệt phương châm hoạt động “Nghe hội viên nói, nói hội viên hiểu, làm hội viên tin”, chị Chai dành thời gian đến thăm nhà các chị chi hội trưởng, hội viên vừa thể hiện sự quan tâm, chia sẻ vừa để trao đổi thêm công việc, phương pháp triển khai hoạt động hội hiệu quả, do đó đội ngũ cán bộ chi hội trưởng, hội viên nòng cốt ở các chi hội tương đối đồng đều về độ tuổi, trẻ, nhiệt tình, có kỹ năng công tác hội.

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh thăm, động viên hội viên, trẻ em dưới 6 tuổi của xã Bát Mọt tham gia khám bệnh miễn phí trong chương trình “Tết ấm biên cương” năm 2020.

Gắn bó với công tác phụ nữ nhiệm kỳ thứ hai (2021-2026), chị Lương Thị Chai cùng với tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Hội LHPN đã góp phần đưa phong trào hội có bước phát triển nổi bật, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên, phụ nữ và Nhân dân, trong đó có chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Các hoạt động của Hội đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ 51% (năm 2018) xuống còn 10,56% (năm 2020).

Người cán bộ hội hết lòng vì hội viên, phụ nữ nghèo

Chị Chai cùng với Ban chấp hành hội tặng quà, động viên chốt kiểm soát dịch bệnh COVI-19 trên địa bàn

Chị Trịnh Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội LHPN huyện Thường Xuân cho biết: “Chị Lương Thị Chai là cán bộ hội trẻ, năng động, nhiệt huyết và trách nhiệm với phong trào, hoạt động của hội. Chị đã khơi dậy nội lực trong hội viên, phụ nữ, góp phần xây dựng NTM, tham gia bảo vệ vững chắc vùng biên cương của Tổ quốc”.

Lê Hà


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]