(vhds.baothanhhoa.vn) - Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nhiều làng nghề vốn đã gặp nhiều khó khăn đã trở nên điêu đứng vì đại dịch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhiều làng nghề điêu đứng vì Covid-19

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nhiều làng nghề vốn đã gặp nhiều khó khăn đã trở nên điêu đứng vì đại dịch.

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống được tỉnh công nhận. Trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động, sản xuất thường xuyên, mang lại nguồn thu chủ yếu, gồm: nhóm làng nghề chế biến nông, lâm thủy sản và thực phẩm; nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Do đại dịch Covid-19, một số làng nghề phải thu hẹp quy mô, giảm công nhân, huy động người nhà tham gia lao động, sản xuất, nhằm “lấy thu, bù chi”.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số làng nghề đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Thọ Xuân có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng xa gần, ví như: Làng nghề Bánh gai Tứ Trụ có trên 135 hộ làm nghề, thu hút gần 400 lao động. Thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, doanh thu hàng năm ước đạt trên 50 tỷ đồng; làng nghề làm bánh răng bừa xã Xuân Lập được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2015, tạo thu nhập cho 300 lao động,... Từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, các sản phẩm tiêu thụ chậm, đơn đặt hàng giảm, nhiều hộ cố gắng duy trì bằng cách cho lao động nghỉ.

Trong khi đó, nguồn thu nhập chính của các hộ dân, người lao động của địa phương đều từ các sản phẩm này. Bên cạnh đó, khi hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhiều gia đình vẫn phải trả lãi ngân hàng hàng tháng. Đây là khó khăn chung của các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Thọ Xuân.

Ông Lý Đình Sỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường đầu ra của các sản phẩm của làng nghề. Trước mắt, huyện sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ thích hợp trong từng điều kiện cụ thể để phát triển làng nghề; tiếp tục lựa chọn sản phẩm có lợi thế để xây dựng, phát triển thương hiệu; tăng cường thông tin về thị trường, sản xuất, công nghệ, tạo lập các mối quan hệ liên kết, liên doanh, mở rộng hình thức tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề...

Với tuổi đời trên 500 năm, nghề mộc Đạt Tài (xã Hoằng Đạt, Hoằng Hóa) vốn nổi tiếng bởi các sản phẩm chế tác từ gỗ vô cùng tinh xảo, đẹp mắt. Không tránh khỏi khó khăn chung từ đại dịch Covid-19, một số hộ dân tại đây cho biết nhiều đơn hàng bị hủy, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, trong khi chi phí chi trả lương lao động, mua nguyên liệu... luôn phải chi trả đều hàng tháng.

Xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) hiện có khoảng hơn 200 cơ sở chuyên chế tác đá mỹ nghệ, đây được coi là ngành nghề “xương sống” mang lại doanh thu, tạo công ăn việc làm chủ yếu cho địa phương. Do ảnh hưởng của đại dịch, một số cơ sở bắt đầu cho lao động nghỉ việc, hàng hóa ứ đọng, không tiêu thụ được, thậm chí một số xưởng sản xuất phải đóng cửa.

Chủ doanh nghiệp tư nhân Hải Sâm, xã Minh Tân, cho biết: Thị trường không có là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp giải thể, cơ sở nhiều tháng nay không có đơn hàng, phải cho lao động nghỉ, mỗi tháng chỉ hoạt động ít hôm từ các đơn hàng nhỏ lẻ.

Ông Hoàng Văn Khải - Phó chủ tịch UBND xã Minh Tân, thông tin: Xã hiện có hơn 40 doanh nghiệp, 3 HTX hoạt động trong lĩnh vực chế tác đá mỹ nghệ, tập trung tại thôn 8, 9. Nhiều tháng nay do ảnh hưởng của dịch, các mặt hàng tiêu thụ giảm. Hiện có khoảng 70% nhà xưởng đóng cửa, hoặc hoạt động cầm chừng.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]