(vhds.baothanhhoa.vn) - Tôi trở lại mảnh đất Chiến khu Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành vào những ngày cuối tháng 8 lịch sử, cũng là ngày tựu trường của các em học sinh. Trên con đường bê tông, các em đến trường cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm trong chiếc áo trắng tinh khôi, nụ cười hồn nhiên. Mảnh đất đau thương, bom rơi đạn nổ ngày nào giờ thay da đổi thịt, hiện hữu trên từng con đường trải bê tông vào tận thôn, xóm, của màu xanh ngút ngàn của mía, ngô, lúa hứa hẹn một mùa bội thu, của những mái nhà cao tầng, của những hàng quán nhộn nhịp của trung tâm xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tự hào mảnh đất Chiến khu xưa

Tôi trở lại mảnh đất Chiến khu Ngọc Trạo, huyện Thạch Thành vào những ngày cuối tháng 8 lịch sử, cũng là ngày tựu trường của các em học sinh. Trên con đường bê tông, các em đến trường cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm trong chiếc áo trắng tinh khôi, nụ cười hồn nhiên. Mảnh đất đau thương, bom rơi đạn nổ ngày nào giờ thay da đổi thịt, hiện hữu trên từng con đường trải bê tông vào tận thôn, xóm, của màu xanh ngút ngàn của mía, ngô, lúa hứa hẹn một mùa bội thu, của những mái nhà cao tầng, của những hàng quán nhộn nhịp của trung tâm xã.

Cách đây 77 năm, Đội du kích Chiến khu Ngọc Trạo được thành lập ngày 19/9/1941 tại Hang Treo, với 21 đội viên - tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa sau này. Đây cũng là một trong những chiến khu du kích đầu tiên trên cả nước được thành lập sau Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII. Tuy hoạt động chỉ trong một thời gian ngắn nhưng đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng, lập được nhiều chiến công hiển hách, tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho nhân dân trong tỉnh. Từ chiến khu Ngọc Trạo, Đảng bộ Thanh Hóa đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý báu về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, kết hợp sức mạnh chính trị với sức mạnh vũ trang, chỉ đạo khởi nghĩa từng phần, chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng Thanh Hóa thành hậu phương lớn, căn cứ kháng chiến, góp phần thực hiện xuất sắc vai trò, nhiệm vụ của mình đối với cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc... (Chiến khu Ngọc Trạo - Bước phát triển mới của phong trào cách mạng tỉnh Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, 2016).

Ông Bùi Minh Thân, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã cho biết, năm nay, Chiến khu Ngọc Trạo cũng đã tròn 77 mùa xuân, tự hào là người con quê hương chiến khu và là những lớp người đi trước, ông thường vận động hội viên, người cao tuổi trong xã phát huy tinh thần “Tuổi cao gương sáng”, tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống lịch sử quê hương chiến khu cho thế hệ trẻ, về những người dân quê hương Ngọc Trạo trong chiến tranh đã góp từng củ khoai, củ sắn, lọ mắm, bó rau, bát gạo... với tất cả niềm vinh dự, nghĩa vụ thiêng liêng, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” cho cách mạng. Ngọc Trạo hôm nay, ngày một đổi mới trên con đường phát triển KT-XH.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn gắn liền bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương chiến khu Ngọc Trạo.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Ngọc Trạo Tôn Viết Phú khẳng định: Phát huy truyền thống cách mạng quê hương, đặc biệt, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Trạo đã và đang ra sức thi đua, năng động, sáng tạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đặc biệt, trong phong trào xây dựng NTM. Với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Đến nay, xã đã đạt 14/19 tiêu chí, tăng 2 tiêu chí so với đầu nhiệm kỳ, có 1 thôn đạt chuẩn thôn NTM. Hằng năm, huy động nhân dân đóng góp trên 6 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công làm đường giao thông nông thôn, tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa đạt 77,9%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 ước đạt 30,2 triệu đồng/người, số hộ nghèo ngày một giảm, số hộ khá ngày một tăng lên. Trên địa bàn xã hiện có 5 trang trại chăn nuôi lợn và 1 trang trại gà phát triển ổn định. Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn” gắn với việc nâng cao chất lượng đơn vị văn hóa, làng văn hóa, biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu. Đến nay toàn xã đã có 6/6 làng, 1/5 cơ quan văn hóa, giữ vững danh hiệu làng và cơ quan văn hoá cấp huyện, tỷ lệ gia đình văn hóa bình quân đạt 89%. Xã đã có 3/3 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I (trường THCS, TH và MN). Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đảng được quan tâm, công tác tạo nguồn, mở rộng đối tượng kết nạp ngày càng được chú trọng, tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 80,2% trở lên. Đảng bộ xã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X, XII) và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã tạo được kết quả bước đầu tác động đến nhận thức, hành động trong cán bộ và nhân dân.

Tự hào về mảnh đất chiến khu xưa, cùng với những thành tích đạt được trong phát triển KT-XH ngày nay nhờ sự nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng từ phía cấp ủy, chính quyền, nhân dân, chúng ta tin rằng chiến khu Ngọc Trạo sẽ phát triển vững mạnh, toàn diện hơn nữa.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]