(vhds.baothanhhoa.vn) - Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về hạ tầng công nghệ, nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số (CĐS), nguồn nhân lực số... thế nhưng, thông qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS đã đem lại nhiều tín hiệu tích cực, mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân huyện Thường Xuân.

Đưa chuyển đổi số đến gần hơnvới người dân

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về hạ tầng công nghệ, nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số (CĐS), nguồn nhân lực số... thế nhưng, thông qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ CĐS đã đem lại nhiều tín hiệu tích cực, mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân huyện Thường Xuân.

Đưa chuyển đổi số đến gần hơnvới người dânCông chức bộ phận một cửa thị trấn Thường Xuân làm việc trên hệ thống phần mềm.

Xác định công tác truyền thông tiếp cận chuyển đổi nhận thức về CĐS cho người đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội, thành viên tổ công nghệ số cộng đồng, người dân, doanh nghiệp... là nhiệm vụ hết sức quan trọng, thời gian qua, thị trấn Thường Xuân đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, tạo chuyển biến chung về nhận thức và hành động. UBND thị trấn Thường Xuân đã tiến hành hướng dẫn cho cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên trách, người dân tham gia lớp phổ cập kỹ năng số cơ bản qua mã QR; xây dựng bản tin CĐS trên Trang thông tin điện tử, sóng phát thanh... góp phần nâng cao nhận thức về CĐS cho người dân, cán bộ, công chức. Đến nay, 100% cán bộ, công chức được cấp tài khoản và sử dụng tốt Hệ thống quản lý văn bản và điều hành TD-Ofice. 100% văn bản đi, đến được gửi, nhận liên thông qua môi trường mạng và đảm bảo đủ tính pháp lý của văn bản điện tử có ký số theo quy định. 100% hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng. 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tiếp cận các nền tảng quốc gia miễn phí hỗ trợ doanh nghiệp CĐS phục vụ quản trị doanh nghiệp. 100% doanh nghiệp thực hiện khai báo thuế trên nền tảng số của cơ quan quản lý thuế và thanh toán các khoản thuế phát sinh qua nền tảng thanh toán trực tuyến. 80% người dân trên địa bàn xã được tuyên truyền, hướng dẫn và tiếp cận, đăng ký sử dụng ứng dụng “công dân số” của Bưu điện Việt Nam (VNpots). Người dân đã bước đầu tiếp cận với các dịch vụ công trực tuyến thông qua tài khoản định danh và xác thực điện tử kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua các nền tảng số quốc gia hoặc hệ thống thông tin bộ, ngành.... Công dân, cơ quan, doanh nghiệp được tiếp cận nền tảng địa chỉ số, bản đồ số thuộc Đề án Trí thức Việt số hóa. Cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức bước đầu tiếp cận và thực hiện thanh toán các dịch vụ thiết yếu thông qua nền tảng thanh toán trực tuyến. Người dân bước đầu tiếp cận nền tảng số dữ liệu công dân về quản lý định danh, tiêm chủng, BHYT, BHXH, thuộc nền tảng quốc gia hoặc do bộ, ngành, cơ quan chuyên trách Trung ương triển khai...

Để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ CĐS trên địa bàn huyện Thường Xuân đến năm 2025, trên cơ sở xác định rõ “trọng tâm” CĐS gắn với 3 trụ cột là: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số; đối tượng “trung tâm” thực hiện CĐS hướng đến là doanh nghiệp và cộng đồng người dân, UBND huyện Thường Xuân đã ban hành Kế hoạch CĐS trên địa bàn huyện Thường Xuân đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định 3 nhóm nhiệm vụ, bao gồm: Xây dựng thể chế pháp luật chỉ đạo, điều hành liên quan CĐS; Truyền thông chuyển đổi nhận thức về CĐS; các hoạt động thực hiện nhiệm vụ CĐS và 39 nhóm chủ đề hoạt động thực hiện CĐS gắn với 3 trụ cột xác định là trọng tâm trong CĐS và an toàn thông tin cần triển khai thực hiện.

Thực hiện nhiệm vụ CĐS, các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Thường Xuân đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phát triển chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng chính quyền số, với tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt trên 99%; tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên 99%; họp trực tuyến ngày càng được duy trì và nâng cấp. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện từng bước ứng dụng công nghệ số đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, mở rộng thị trường; nhiều phương thức kinh doanh, dịch vụ, ngành nghề mới xuất hiện góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống của Nhân dân...

Để đưa hoạt động CĐS đến gần hơn với người dân, huyện Thường Xuân đang tập trung thực hiện CĐS trên các lĩnh vực ưu tiên, có tác động trực tiếp đến đời sống người dân.

Lĩnh vực du lịch, ưu tiên triển khai du lịch thông minh, xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu giới thiệu các khu điểm du lịch, các điểm tham quan, di tích lịch sử...; ứng dụng CNTT, truyền thông vào quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch của huyện và trong công tác quản lý.

Lĩnh vực nông nghiệp, huyện đang tập trung thử nghiệm, hoàn thiện quy trình sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm, quản lý chuỗi giá trị sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như: về đất đai, cây trồng, vật nuôi.... Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, xây dựng hình thành cơ sở dữ liệu quy trình sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện CĐS mạnh mẽ trong công tác quản lý, để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch...

Triển khai và ứng dụng các nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa trong lĩnh vực giáo dục. Ứng dụng triệt để các công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình, ứng dụng nền tảng chia sẻ tài nguyên dạy và học tập theo hình thức trực tuyến và trực tiếp. Triển khai vận hành phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc cho các trường học trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh CĐS lĩnh vực y tế bằng cách chú trọng xây dựng và triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân; tổ chức triển khai phần mềm quản lý trạm y tế xã; triển khai hệ thống phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS, EMR tuân thủ các tiêu chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số...

Những kết quả bước đầu từ việc đẩy mạnh CĐS đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian tới, huyện Thường Xuân tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ, khắc phục các hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức hoạt động CĐS. Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị bạn và thực hiện tham vấn các sở chuyên ngành, Văn phòng UBND tỉnh trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ CĐS tại địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu CĐS. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cơ bản, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã. Tiếp tục rà soát xác định phần việc, nhiệm vụ đảm bảo hoàn thành tiêu chí, chỉ tiêu CĐS để tiếp tục triển khai thực hiện, đặc biệt quan tâm nhiệm vụ hoàn thành chỉ tiêu CĐS cấp xã được giao năm 2023. Thực hiện rà soát, đôn đốc trách nhiệm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ CĐS của đơn vị, địa phương các xã, thị trấn... Quyết tâm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ CĐS, góp phần vào quá trình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]