Những bản sáng vùng biên: Nơi vùng biên Mường Lát
Lựa chọn bản khó khăn để xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên” là một thử thách khá gian nan đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của các đồn biên phòng (BP) mà còn cả cấp ủy, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của bà con Nhân dân.
Đồn BP Pù Nhi trao tặng tủ sách pháp luật cho bà con bản Cơm.
Đồng hành cùng bà con bản Mông
Vừa qua, gia đình anh Sùng A Chai, hộ nghèo, bản Tà Cóm được Đồn BP Trung Lý kêu gọi nhà hảo tâm trao tặng 300 con gà giống thực hiện mô hình nuôi gà đen phát triển kinh tế, góp phần xây dựng “Bản sáng vùng biên”. Việc lựa chọn cây, con giống phù hợp với điều kiện thực tế của bản, của người dân là “chìa khóa” giúp đồng bào vươn lên thoát nghèo.
Con đường vào Tà Cóm gập ghềnh, khó khăn như chính cuộc sống của bà con nơi đây. Tà Cóm có điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) khó khăn nhất của xã Trung Lý, cách trung tâm xã khoảng 45km, địa hình đồi núi dốc, núi cao; giao thông đi lại rất khó khăn. Bản có 112 hộ, 622 nhân khẩu thì có tới 100 hộ nghèo, 2 hộ cận nghèo. Bà con sinh sống rải rác, xa trung tâm, ít được tiếp cận, giao tiếp với bên ngoài, còn tồn tại những quan niệm mê tín, hủ tục, ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội, tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an ninh trật tự, tội phạm ma túy; tình trạng mù chữ, tái mũ chữ vẫn còn, nhất là ở phụ nữ...
Nhìn thấy những thực tế khó khăn của Tà Cóm, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn BP Trung Lý lựa chọn xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên”. Thiếu tá Nguyễn Văn Thiện, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn BP Trung Lý cho biết: Để thực hiện mô hình “Bản sáng vùng biên” ở bản Tà Cóm, Đồn BP Trung Lý cử cán bộ trực tiếp xuống bản hướng dẫn Nhân dân chăm sóc cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu; hỗ trợ cây, con giống để xây dựng mô hình vườn, ao, chuồng (VAC); mô hình nuôi gà đen, lợn đen bản địa, mô hình trồng sắn năng suất cao. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân bê tông hóa đường trong bản, xây dựng cổng chào vào bản, cổng chào nhà văn hóa, điện chiếu sáng công cộng (đèn năng lượng mặt trời); cải tạo, sửa chữa sân điểm trường mầm non, tiểu học; xây dựng sân bóng chuyền; trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa, cây xanh, cây cảnh. Tiếp tục tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; giữ gìn bản sắc văn hóa trong đồng bào; xóa bỏ các hủ tục, nạn tảo hôn; vận động con em trong độ tuổi đến trường, tiếp tục mở các lớp xóa mù chữ hạn chế mức thấp nhất người dân trong bản không biết chữ. Triển khai đặt 1 tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa bản. Vừa qua, Tủ sách pháp luật đã được Đoàn Thanh niên Báo Thanh Hóa, Công ty Cổ phần Thiết bị giáo dục Hồng Đức trao tặng là món quà tinh thần ý nghĩa dành cho đồng bào. Đồn BP Trung Lý duy trì tổ công tác cùng với lực lượng liên ngành tăng cường tuần tra, kiểm soát địa bàn giữ gìn an ninh trật tự bản; củng cố các mô hình tổ tự quản an ninh trật tự tại bản; Tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân trong tố giác tội phạm phấn đấu xây dựng bản không có người nghiện ma túy, trộm cắp, gây mất an ninh trật tự xã hội.
Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn BP Trung Lý luôn xác định bên cạnh nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn trật tự ATXH trên địa bàn thì nhiệm vụ xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KT-XH nhằm tăng cường xây dựng và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn do những điều kiện về tự nhiên, KT-XH, cơ sở vật chất hạ tầng, trình độ nhận thức của Nhân dân; kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình, phần việc đã xác định. Chính vì vậy, Đảng ủy, ban chỉ huy đơn vị mong nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, của Huyện ủy, UBND huyện Mường Lát trong chỉ đạo các cơ quan ban, ngành, xã Trung Lý phối hợp cùng với đồn trong triển khai thực hiện; quan tâm trong việc phân bổ ngân sách và đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở vật chất hạ tầng của bản Tà Cóm...
Xây dựng bản sáng bằng những việc làm cụ thể
Dọc miền biên Mường Lát, đến với bà con bản Cơm, xã Pù Nhi. Bản Cơm là một trong những bản khó khăn nhất, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao nhất của xã Pù Nhi (118 hộ nghèo, 17 hộ cận nghèo trong tổng số 184 hộ).
Đồn BP Trung Lý phối hợp với nhà hảo tâm hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi gà đen tại bản Tà Cóm, xã Trung Lý.
Thiếu tá Bùi Xuân Ngãi, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn BP Pù Nhi chia sẻ: Thực hiện xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên”, đơn vị phối hợp cấp ủy, chính quyền xã Pù Nhi củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng chi bộ bản trong sạch vững mạnh; MTTQ, các tổ chức đoàn thể ở bản hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy, mở rộng dân chủ trong Nhân dân; xây dựng các thiết chế văn hóa nâng cao đời sống dân trí mọi mặt trong bản và ý thức thượng tôn pháp luật của người dân, bằng những việc làm cụ thể. Đơn vị phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Nhân dân xã Pù Nhi xây dựng cổng chào vào bản; xây dựng vị trí tập kết xử lý rác thải, hỗ trợ thùng đựng rác thải sinh hoạt; làm đường hoa, trồng cây xanh trên các tuyến đường liên bản; làm bảng chỉ dẫn đường bằng gỗ tại các ngã rẽ vào các cụm dân cư. Hỗ trợ con giống, vật nuôi cho các hộ gia đình khó khăn; cải tạo vườn tạp, trồng mô hình rau sạch; làm đường bê tông nội thôn; xây dựng bản đảm bảo an toàn về an ninh trật tự. Huy động các nguồn lực lắp đặt hệ thống đèn đường bằng năng lượng mặt trời; xây dựng tủ sách pháp luật, sách văn học, báo chí tại nhà văn hóa bản; mở lớp xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho phụ nữ và trẻ em gái trong bản.
Ở huyện vùng cao biên giới Mường Lát, nơi có 5 đồn BP đứng chân trên địa bàn, ngoài bản Tà Cóm, bản Cơm đang được Đồn BP Trung Lý, Pù Nhi xây dựng mô hình “Bản sáng vùng biên” thì ở các đồn BP như Quang Chiểu, Tam Chung, Cửa khẩu Tén Tằn đã và đang lựa chọn những bản khó khăn, đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng mô hình điểm. Mỗi địa bàn có cách triển khai thực hiện riêng, phù hợp với đời sống, điều kiện của bản nhưng mục tiêu chung chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế, phát huy vai trò của người dân chung sức xây dựng các bản khó khăn nơi vùng biên “sáng về nhận thức, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh”.
Bài và ảnh: Thảo Nguyên
{name} - {time}
-
2024-11-27 10:05:00
Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận 3 thiếu niên tai nạn do sử dụng pháo tự chế
-
2024-11-27 09:56:00
Bá Thước huy động nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
-
2024-11-23 07:00:00
Bản tin Tài chính 23/11: Giá vàng tiếp tục “dậy sóng”, USD tăng tốc trên đường đua tăng giá
Thọ Tiến: Đột phá trong xây dựng nông thôn mới nâng cao
Kết bạn trên mạng - Tiện lợi hay dễ dãi?
Công an TP Thanh Hóa đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Đường sắt đón đoàn khách Trung Quốc đông nhất kể từ sau dịch COVID-19
Bản tin Tài chính 22/11: Chưa dứt chuỗi tăng, vàng nhẫn chạm mốc cao nhất trong 3 tuần qua
Những bản sáng vùng biên: “Thắp sáng” bản vùng biên
Giải mã bí ẩn về vùng "tam giác tử thần” trên gương mặt mỗi người
Nét đẹp nghề cói trên vùng đất Nga Sơn
Cháu nó ngoan lắm