(vhds.baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có trên 800 di tích đã được xếp hạng. Thời gian gần đây, các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh trong tỉnh không ngừng được đầu tư, tôn tạo và quan tâm “xứng tầm” di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng xuống cấp nhiều năm liền, đồng thời thay thế tình cảnh đìu hiu vắng vẻ của các di tích. Qua đó tạo ra một môi trường sinh hoạt thu hút cộng đồng tìm đến tham quan, du lịch, học tập...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Niềm vui di tích trong hành trình được công nhận cấp quốc gia

Toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.535 di tích, trong đó có trên 800 di tích đã được xếp hạng. Thời gian gần đây, các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh trong tỉnh không ngừng được đầu tư, tôn tạo và quan tâm “xứng tầm” di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Điều này đã góp phần giải quyết tình trạng xuống cấp nhiều năm liền, đồng thời thay thế tình cảnh đìu hiu vắng vẻ của các di tích. Qua đó tạo ra một môi trường sinh hoạt thu hút cộng đồng tìm đến tham quan, du lịch, học tập...

Sức sống của di tích

Là người làm công tác văn hóa luôn đồng hành cùng di tích lịch sử của địa phương để đi đến chặng đường là di tích cấp quốc gia, anh Bùi Văn Giang - cán bộ văn hóa xã Hải Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Trải qua thời gian cùng với chiến tranh tàn phá, nhưng đến nay công trình kiến trúc chùa Vích ở xã Hải Lộc vẫn là công trình kiến trúc chùa có quy mô tương đối hoàn chỉnh. Nhiều lần tu sửa song công trình này vẫn lưu giữ được những giá trị nguyên gốc về vật liệu, kết cấu kiến trúc, các họa tiết trang trí và cách thức bài trí, thờ tự bên trong.

Chùa Vích được xây dựng vào đầu thế kỷ XIII, lúc đầu bằng tranh tre nên bị cháy nhiều lần. Thời vua Trần NghệTông (ở ngôi 1370 - 1372), chùa Vích được xây dựng lại bằng gạch ngói. Chùa được xây dựng khang trang từ đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Những năm 1940 - 1943, nhà Tổ là nơi mở lớp dạy chữ Quốc ngữ, tuyên truyền cách mạng cho thanh niên và kết nạp đảng viên. Chùa cũng là cơ sở liên lạc của các chiến sĩ cách mạng trong nước, trong tỉnh, nơi tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng để bàn kế hoạch vận động quần chúng chống sưu, chống thuế... trước Cách mạng tháng 8/1945.

Chùa Vích được công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia năm 2008, trở thành nơi diễn ra các hoạt động tham quan, giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân nói chung, các thế hệ tuổi trẻ nói riêng.

Chùa Vích, xã Hải Lộc (Hậu Lộc), hiện là điểm đến tâm linh thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Một di tích khác là đền thờ Cao Lỗ ở xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa), được nhiều người dân trong và ngoài tỉnh biết đến cũng bởi sức sống bền bỉ của nó. Đền thờ Cao Lỗ được công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 2000 hiện là điểm đến tâm linh của đông đảo bà con và du khách trong, ngoài tỉnh. Cho đến nay đền thờ Cao Lỗ là di tích duy nhất thờ danh tướng Cao Lỗ trên đất Thanh Hóa. Quần thể kiến trúc của di tích bao gồm: Cổng sân - tiền đường - hậu cung liên kết với nhau trong một bố cục kiểu chữ đinh. Bên phải tòa nhà tiền đường là khu vực dân cư, bên trái là ao thả cá, mặt trước kề cận cánh đồng lúa chạy sát đê sông Mã. Toàn bộ cấu trúc này được bao bọc bởi một lớp tường hoa thấp xây gạch ở phía trước và hàng cây dâm bụt ở hai bên làm ranh giớigiữa khu vực di tích với xung quanh.

Qua lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đền thờ Cao Lỗ không chỉ dành riêng cho việc thờ tự mà nó đã thực sự trở thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã, có ảnh hưởng trực tiếp trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Nhận rõ điều đó, chính quyền địa phương đã huy động mọi nguồn lực để trùng tu, tôn tạo di tích cụ thể như trùng tu sân, tường rào với tổng kinh phí 300 triệu đồng. Năm 1995, địa phương tiến hành xây dựng, sửa sang lại với tổng kinh phí hàng tỷ đồng. Việc di tích được công nhận cấp quốc gia không chỉ dấu ấn quan trọng mà còn là niềm tự hào của chính quyền và nhân dân địa phương.

Những nỗ lực từ địa phương

Nói về việc giữ gìn, phát huy giá trị di tích, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa) Cao Văn Bắc cho biết: Di tích Cao Lỗ trên địa bàn xã được đầu tư khá khang trang, đây là một hoạt động văn hóa rất ý nghĩa. Hàng năm, người dân đến di tích khá đông để cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt, hàng năm xã còn tổ chức lễ hội gắn liền với di tích tại lễ hội có nhiều hoạt động như: Thi hát dân ca giao duyên, thi đấu các môn thể thao dân tộc... tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên nhân dân tiếp tục thi đua lao động, sản xuất.

Còn theo ông Cao Công Thức - Trưởng phòng VHTT huyện Hậu Lộc: Những năm qua, nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của di tích lịch sử Chùa Vích trong đời sống người dân địa phương, nhất là đối với người dân vùng biển, xã Hải Lộc (Hậu Lộc), không ngừng tăng cường công tác quản lý đi đôi với giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác bảo vệ di tích; làm tốt công tác cắm mốc, cắm biển, khoanh vùng di tích; thành lập lực lượng chức năng chuyên trách quản lý, bảo vệdi tích; xây dựng hồ sơ di tích...

Mặc dù đời sống nhân dân ở đây còn nhiều khó khăn, việc huy động xã hội hóa cũng không phải là điều dễ dàng, thế nhưng, bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động khác nhau địa phương đã linh động huy động được số vốn tương đối lớnđể tu sửa, chỉnh trang chùa. Từ năm 2006 đến nay, từ nguồn ngân sách chống xuống cấp và nguồn huy động xã hội hóa, xã cũng đã tu bổ, tôn tạo nhiều hạng mục, như: xây dựng ngôi chùa chính với tổng số vốn là 600 triệu đồng, tu sửa một số hạng mục phụ như tường rào, cải tạo sân vườn...

Tại địa phương có di tích xếp hạng đều đã thành lập Ban quản lý di tích, có quy chế hoạt động cụ thể, công tác bảo vệ, trông coi tại di tích được quan tâm, nhiều di tích đã có các bảng giới thiệu khái quát, biên soạn tờ gấp giới thiệu di tích, tổ chức các lớp ngoại khóa cho học sinh trên địa bàn huyện tham quan, tìm hiểu.

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích đã xếp hạng, ngành văn hóa đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương có di tíchquán triệt quan điểm: Di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, không tự ý đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích. Không được làm thay đổi môi trường cảnh quan di tích. Chỉ thực hiện các hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]