Nuôi 4 con vào đại học từ 2 bàn tay trắng
Ông là thương binh loại 4, bà là thanh niên xung phong. Hai ông bà nên chồng, nên vợ vào năm 1978. Đã có những khoảng thời gian, trong nhà chỉ còn 1 bò gạo, ông bà nhường lại cho con còn bản thân ăn khoai lang luộc, ăn sắn thay cơm. Tần tảo, chịu thương, chịu khó, ông bà đã nuôi được 4 người con vào đại học...
Ông là Hoàng Văn Việt sinh năm 1952. Ông quê ở thôn Vĩnh Thọ, xã An Nông (Triệu Sơn). Ông từng chiến đấu ở chiến trường Bình Định, Quân khu 5, Sư đoàn 3. Sau khi từ chiến trường trở về, cuộc sống gia đình ông lúc đó vẫn là chồng chất những khó khăn khi vợ chồng chỉ hai bàn tay trắng, nhà tranh vách đất... Ông và vợ là bà Nguyễn Thị Lựu đã đi vay mượn ngân hàng ba triệu đồng để nuôi gà, lợn. Ba triệu đồng ấy được ông bà xoay vòng, cứ vay rồi trả, trả lại vay.
Vợ chồng ông Hoàng Văn Việt.
Cuộc sống càng vất vả hơn khi 4 người con của ông bà lần lượt ra đời. Thời khốn khó, ông bà lại gồng mình lo làm kinh tế nuôi các con ăn học. Ông Việt nhớ lại: “Thời điểm đó, vợ chồng tôi vay ngân hàng, vay bà con lối xóm, mua cám, mua bột chịu, lúc nào bán được gà, lợn lại trả. Hai vợ chồng cũng đã xác định, khổ mấy thì khổ nhưng con cái phải được học hành đến nơi đến chốn”.
Năm 1990, khi căn nhà đang ở đã quá dột nát, vay mượn thêm tiền, ông bà đã làm nhà bằng gạch nhưng mái vẫn lợp tranh. Thời gian này, ông bà còn trồng thêm rau để mang ra chợ bán, đi làm đồng, làm lúa thuê... Những năm tháng khốn khó ấy đã khiến nhiều lần bà Lựu thở dài. Bà nói: “Chúng tôi của ngày ấy cứ làm ngày làm đêm, tối mắt, tối mũi, chỉ ước sao cho trả hết nợ, ước sao cho đủ ăn...”.
Trời không phụ người, sự tần tảo, chịu thương, chịu khó của ông bà đã làm nên câu chuyện khó tin nhưng có thật khi 4 người con đều thi đỗ vào các trường đại học lớn của cả nước. Hiện 4 người con của ông bà đều đã ra trường và có công ăn việc làm ổn định, đang công tác trong môi trường sư phạm và công an. Năm 2013, cùng với các con, gia đình bà đã xây được một ngôi nhà mới hơn 100m2, khang trang với đầy đủ tiện nghi. Ông Hoàng Văn Giang, Chủ tịch xã An Nông cho biết: Điều đáng phục ở chỗ, ông Việt là thương binh, hoàn cảnh gia đình đã từng rất khó khăn nhưng vợ chồng ông đã vươn lên để làm kinh tế, nuôi 4 con vào đại học, các phong trào ở địa phương, gia đình đều tham gia tốt...
Hiện, cuộc sống đã đủ đầy hơn nhưng vợ chồng ông Việt dù không còn chăn nuôi nhưng vẫn tiếp tục trồng trọt. Trên mảnh vườn 200m2, ông bà vẫn trồng rau, bưởi diễn, da xanh... “Tôi vẫn luôn xác định, là thương binh tàn nhưng không phế, phải sống sao cho tốt để con cái học tập. Tôi vẫn dặn con cháu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được đánh mất mình, càng sống trong khốn khó càng phải quyết tâm để đứng vững, sống đúng mình, là mình...”. Ông Việt nói.
Thiện Nhân
{name} - {time}
-
8:20 sáng qua
Xây dựng xã hội học tập là sứ mệnh cao cả trong kỷ nguyên mới
-
7:39 sáng qua
Chọn ngành học 2025: Hiểu đúng để chọn ngành chuẩn, đón đầu thị trường lao động
-
9:15 sáng Thứ 4
Du học sinh không hoàn thành khóa học có thể được miễn bồi hoàn chi phí
6 gương mặt đại diện Việt Nam tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới
Rèn luyện khả năng tự học của con trẻ
Phó giáo sư Phạm Thu Hương làm hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đề thi tốt nghiệp THPT 2025 không vượt chương trình, có tính phân hóa rõ rệt
Đoàn Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế 2019 trở về với thành tích cao
Học sinh Trường Trần Mai Ninh giành 1 HCV, 3 HCB trong cuộc thi SMO 2019
Chủ tịch Hội đồng IMO 2019 ca ngợi mô hình đào tạo Toán học của Việt Nam
Vang danh xứ Thanh đất học
Học sinh Trường THPT Chuyên Lam Sơn giành HCB tại Kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế