Theo các nhà khoa học, cứ 3 ngôi sao trong thiên hà chứa Trái Đất thì có phiên bản khổng lồ của thế giới chúng ta đang cư ngụ.

Phát hiện hàng loạt siêu Trái Đất ẩn mình bao vây chúng ta

Theo các nhà khoa học, cứ 3 ngôi sao trong thiên hà chứa Trái Đất thì có phiên bản khổng lồ của thế giới chúng ta đang cư ngụ.

Phát hiện hàng loạt siêu Trái Đất ẩn mình bao vây chúng ta

Hình ảnh nghệ thuật mô tả một ngoại hành tinh ’siêu Trái Đất'. (Ảnh: ESO)

Các ngoại hành tinh giống Trái Đất có thể rất phổ biến trong toàn bộ Dải Ngân Hà so với những gì chúng ta từng tin trước đây.

Theo một nghiên cứu mới, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một siêu Trái Đất khác thường quay quanh ngôi sao của nó ở khoảng cách giống như Sao Mộc, một phạm vi quỹ đạo mà cho đến nay chỉ có tần suất của các hành tinh lớn hơn - các hành tinh khí khổng lồ và các hành tinh băng khổng lồ - được xác định.

Sử dụng Mạng lưới kính thiên văn vi thấu kính Hàn Quốc (KMTNet) - gồm 3 kính thiên văn đặt tại Australia, Chile và Nam Phi, nhà vật lý thiên văn Weicheng Zang từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian (CfA - Mỹ), cho biết họ đã kiểm tra tỉ lệ khối lượng của nhiều ngoại hành tinh với các ngôi sao mẹ của chúng. Từ đó, họ đưa ra một “mô hình nhân khẩu học” cho thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).

Mô hình này cho thấy các siêu Trái Đất không chỉ giới hạn ở quỹ đạo chu kỳ ngắn gần các ngôi sao mẹ của chúng, nơi chúng thường được tìm thấy trước đây. Những ngoại hành tinh hấp dẫn này cũng có thể tồn tại xa hơn, với chu kỳ quỹ đạo giống với các hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt trời của chúng ta hơn. Việc nằm xa sao mẹ khiến chúng ẩn mình trong bóng tối và khó bị phát hiện. Nhưng chúng vẫn ở đó, hằng hà sa số xung quanh chúng ta.

Phát hiện hàng loạt siêu Trái Đất ẩn mình bao vây chúng ta

Hình minh họa về siêu Trái Đất so với các hành tinh khí khổng lồ. (Ảnh: Đại học Westlake)

Các ước tính cho thấy cứ 3 ngôi sao trong Ngân Hà thì một cái sẽ sở hữu siêu Trái Đất.

Nhóm nghiên cứu cũng đề ra một phương án mới để tìm kiếm các siêu Trái Đất dạng đó, thông qua siêu Trái Đất mới mà họ vừa tìm được nhờ hiện tượng thấu kính vi mô được gọi là OGLE-2016-BLG-0007. Chỉ một phần nhỏ các ngoại hành tinh đã biết được phát hiện theo cách này,

Hành tinh thấu kính vi mô được phát hiện thông qua các thấu kính hấp dẫn, là hiện tượng một vật thể lớn trên trời (đóng vai trò là thấu kính) đi qua giữa người quan sát và một vật thể nền sáng như một ngôi sao.

Nếu thấu kính đủ lớn, trường hấp dẫn của nó sẽ làm cong không - thời gian, trở thành chiếc kính lúp giúp chúng ta quan sát tốt hơn các vật thể ở xa. Chiến lược này rất phù hợp để quan sát các hành tinh ở xa sao mẹ. Những phát hiện này có thể cung cấp manh mối về cách các loại hành tinh này hình thành và phân bố.

Theo VTV



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]