(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhờ đẩy mạnh thực hiện cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử

Nhờ đẩy mạnh thực hiện cao điểm triển khai tích hợp sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) trên ứng dụng VNeID, ngành y tế Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thực hiện Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho người dân.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử

Huyện Quảng Xương bố trí cán bộ hướng dẫn người dân cài đặt sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID.

Thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đến khám và điều trị thực hiện kích hoạt hồ sơ SKĐT trên ứng dụng VNeID để sử dụng sổ SKĐT, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám khi đi khám bệnh, chữa bệnh,... Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa đã đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh của bệnh viện, trên

website, pano; tổ chức các điểm hỗ trợ bệnh nhân tích hợp và sử dụng ứng dụng tại các khu vực đón tiếp bệnh nhân, khoa, phòng. Cán bộ hướng dẫn gồm có tổ công nghệ thông tin (CNTT), bộ phận chăm sóc khách hàng, nhân viên khoa khám bệnh, khoa cận lâm sàng, đoàn thanh niên...

Bác sĩ CKI Ngô Ngọc Đức, Trưởng Phòng Kế hoạch nghiệp vụ, Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, cho biết: "Mỗi ngày bệnh viện đón tiếp khoảng 450 - 600 bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, tuy nhiên có khoảng 30% số bệnh nhân chưa được định danh mức 2 trên ứng dụng VNeID nên chưa thể cài đặt sổ SKĐT được. Do đó, bệnh viện đã làm công văn gửi đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị phối hợp, có kế hoạch khẩn trương rà soát, hướng dẫn người dân cài đặt định danh mức độ 2".

“Việc triển khai sổ SKĐT tích hợp trên ứng dụng VNeID mang lại nhiều lợi ích cho người dân, như giảm bớt thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi, chi phí... Đồng thời cũng mang lại nhiều tiện ích thiết thực với các y, bác sĩ trong việc tiếp cận nhanh và chính xác các thông tin tiền sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân để có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả” - bác sĩ CKI Ngô Ngọc Đức cho biết thêm.

Đẩy mạnh cài đặt sổ sức khỏe điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cài đặt sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID.

Sau khi được tuyên truyền và hỗ trợ tích hợp sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID để đăng ký khám, chữa bệnh, bà Lê Thị Thủy ở thôn Thành Đồng, xã Thiệu Công (Thiệu Hóa), cho biết: “Việc đăng ký khám bệnh rất thuận tiện và nhanh chóng nhờ có sổ SKĐT. Hiện nay, đi khám bệnh, tôi chỉ cần cầm theo điện thoại thông minh mà không cần thêm bất cứ loại giấy tờ nào khác. Mọi thông tin về lịch sử các lần khám bệnh, thậm chí cả đơn thuốc đều có trên ứng dụng. Tôi cảm thấy việc sử dụng sổ SKĐT rất tiện ích và thiết thực.

Sau khi ngành y tế Thanh Hóa triển khai cao điểm thực hiện tích hợp sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID, tất cả cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tích hợp sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID. Đồng thời, các cơ sở y tế đều tổ chức các điểm tư vấn, hỗ trợ người bệnh và người nhà thực hiện tích hợp sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID.

Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, cho biết: “Tất cả các trạm y tế trên địa bàn huyện đều đồng loạt triển khai việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID. Ban ngày thì hỗ trợ người dân tại trạm y tế, ban đêm thì xuống tận khu dân cư để hướng dẫn hỗ trợ người dân cài đặt, sử dụng”.

Thực tế, việc triển khai sổ SKĐT mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những thách thức cần được giải quyết, nhất là vấn đề về hạ tầng công nghệ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người dân đi khám bệnh nhưng chưa cài đặt VNeID mức độ 2; một số người bệnh lớn tuổi không sử dụng điện thoại thông minh hoặc không quen sử dụng các ứng dụng công nghệ, chỉ quen sử dụng sổ khám bệnh truyền thống... Ðể sổ SKĐT có thể phát huy hiệu quả cao nhất, các cơ sở y tế cần phải đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT, bảo đảm kết nối đồng bộ giữa các cơ sở khám, chữa bệnh và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Đến hết ngày 31/3/2025, tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 705.000 sổ SKĐT, gần 20.000 giấy chuyển tuyến, hơn 35.000 giấy hẹn khám lại được tích hợp trên ứng dụng VNeID. Việc triển khai sổ SKĐT không chỉ là một bước tiến lớn trong công cuộc chuyển đổi số của ngành y tế mà còn là một phần của chiến lược phát triển y tế thông minh, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tạo thuận lợi cho người dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế thông minh, góp phần giảm thời gian và chi phí trong quá trình khám, chữa bệnh.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]