(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Vào 4h sáng ngày 29/8, bão số 4 trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác ứng phó với bão số 4

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Vào 4h sáng ngày 29/8, bão số 4 trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 680km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 - 90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão số 4, các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ sáng sớm ngày 30/8 gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11.

Từ chiều và đêm nay (29/8) đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là 250 - 400mm.

Do mưa lớn, dự báo trên các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-7m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao và lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, sông Hoàng Long có khả năng đạt mức báo động (BĐ)1-BĐ2. Thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên mức BĐ2-BĐ3, hạ lưu lên mức BĐ1-BĐ2. Các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lên mức BĐ1-BĐ2.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nguy cơ ngập lụt tại thành phố Hà Nội, các khu đô thị thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 4; toàn tỉnh có 7.288 phương tiện nghề cá với 25.554 lao động. Hiện nay, có 3.449 phương tiện/9.123 lao động đang neo đậu tại bến; hiện còn 3.839 phương tiện/16.431 lao động đang hoạt động trên biển. Từ ngày 27/8/2019 đến 13h00 ngày 28/8/2019, các phương tiện đều đảm bảo thông tin liên lạc được với bờ bình thường và đã nắm bắt được thông tin, vị trí và hướng di chuyển của bão số 4.

Tuy nhiên, từ 13h00 ngày 28/8/2019 còn 3 phương tiện/27 lao động xuất bến tại bến Ninh Cơ, tỉnh Nam Định, chưa có thông tin liên lạc lại với bờ, cụ thể: Phương tiện TH92688TS, công suất 820 CV, chủ phương tiện là ông Nguyễn Văn Quang, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, xuất bến ngày 18/8/2019. Phương tiện TH93869TS, công suất 820 CV, chủ phương tiện là ông Nguyễn Văn Dự, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, xuất bến ngày 18/8/2019. Phương tiện TH93738TS, công suất 820 CV, của ông Phạm Văn Sơn, trú tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, xuất bến ngày 17/8/2019.

Tàu thuyền cập bến cảng tránh trú bão số 4.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài 3 phương tiện trên, các phương tiện còn lại đều đảm bảo thông tin liên lạc với bờ bình thường. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và gia đình tiếp tục tìm cách liên lạc với 3 phương tiện trên.

Cũng trong chiều muộn ngày 28/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức hội nghị trực tuyến ứng phó với bão số 4; Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì hội nghị. Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương cần chủ động ứng phó với bão theo phương châm "4 tại chỗ". Chủ động phương án sơ tán dân vùng trũng, thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, chia cắt và lũ quét, sạt lở đất; phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp tập trung, các khu du lịch. Gia cố nhà cửa, kho tàng, cột tháp, các công trình có khả năng mất an toàn.

Sau hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền cầu yêu cầu các ban ngành, đơn vị và các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác ứng phó với bão số 4. Đồng chí lưu ý, đối với vùng ven biển cần đảm bảo tốt công tác liên lạc và kêu gọi tàu thuyền ra khỏi vùng nguy hiểm, đảm bảo tốt công tác neo đậu tàu thuyền. Bảo đảm các phương án phòng chống lụt bão ở các điểm du lịch, các các công trình công nghiệp, các công trình xây dựng đang triển khai ở các địa phương ven biển, các vùng nuôi trồng thủy sản…

Đối với khu vực đồng bằng, cần bảo đảm tốt phương án tiêu, thoát lũ, các công trình đang thi công. Đối với vùng núi, nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, phải quan tâm đến các phương án di dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn; đảm bảo tốt công tác phòng chống nguy cơ lũ quét và sạt lở đất. Trong đó, việc quan trọng nhất là phải bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của người dân.

Hoàng Lan


Hoàng Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]