Tin liên quan
Đọc nhiều
Phở Nam Định, phở Hà Nội và mì Quảng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phở Nam Định, phở Hà Nội và mì Quảng chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian nhờ đáp ứng nhiều tiêu chí.
"Phở Nam Định" được ghi tên vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Phở Nam Định, mì Quảng và phở Hà Nội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, lần lượt theo các Quyết định lần 2326, 2327 và 2328/QĐ-BVHTTDL.
Như vậy, các món ăn trên được vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Quyết định nêu rõ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể có tên trong danh mục trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Nam Định được coi là quê hương của nghề phở. Phở, món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, được đông đảo người dân không chỉ trong nước mà còn ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Theo thời gian, Phở đã trở thành niềm tự hào của vùng đất Nam Định, khẳng định được giá trị thương hiệu ẩm thực với những nét độc đáo thể hiện từ khâu chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm đến phương thức làm ra sợi phở đặc trưng, rồi các công đoạn chế biến, hoàn thiện một bát phở ngon đảm bảo hương vị, chất lượng dinh dưỡng...
Theo hồ sơ của Hà Nội, chủ thể của món phở là những cá nhân, gia đình trực tiếp thực hành và nắm giữ những tri thức, kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết chế biến phở; được trao truyền qua nhiều thế hệ. Tới hết 2003, Hà Nội có gần 700 cửa hàng phở.
Phở Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nguồn gốc món phở Hà Nội cho tới nay còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên nhiều sử liệu ghi chép lại món “phở” tại Hà Nội được ra đời vào đầu thế kỉ XX. Từ năm 1907 đến 1910, phở vốn là một loại quà rong, được gánh đi rong và rao bán khắp phố phường Hà Nội...
Bên cạnh phở Nam Định, phở Hà Nội, mì Quảng cũng nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đợt công bố này.
Mì Quảng cũng nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt này. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Như vậy tới thời điểm hiện tại, về ẩm thực, Việt Nam đang có tổng cộng 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm phở Nam Định, mì Quảng, phở Hà Nội nghề làm nước mắm Nam Ô, nghề làm nước mắm Phú Quốc./.
Theo TTXVN
- 2024-09-06 15:02:00
Ẩm thực vùng cao góp phần tăng sức hấp dẫn cho du lịch cộng đồng xứ Thanh
- 2024-08-19 15:37:00
Vì sao polenta - món cháo ngô giản dị lại được người Italy coi như tôn giáo
- 2024-08-10 14:28:00
Ẩm thực đường phố Thanh Hóa thu hút khách du lịch
Phát huy giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực để thúc đẩy du lịch
Món ăn Việt Nam góp mặt trong thực đơn phục vụ Olympic Paris 2024
Mỹ: Nữ Bếp trưởng đầu tiên của Nhà Trắng nghỉ hưu sau 30 năm phục vụ
[REVIEW OCOP] Giò lụa - Món ăn truyền thống của người Việt
20 công dụng bất ngờ của baking soda có thể bạn chưa từng biết
[WOW! Thanh Hóa] Gỏi cuốn cá nhệch - càng ăn càng cuốn
Việt Nam có 7 nhà hàng đạt 1 sao Michelin ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
“Quà” phố
Mỳ ăn liền Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm của EU