(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên tỉnh chưa được quy hoạch vào vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, sản phẩm gạo chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian gần đây, tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng sản xuất lúa gạo, với những vùng thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao, đủ tiềm lực để sản xuất theo hướng hàng hóa. Ngành nông nghiệp, các địa phương và chủ thể sản xuất đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo xứ Thanh và hướng tới đưa Thanh Hóa trở thành địa phương xuất khẩu gạo.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo xứ Thanh

Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo hướng hàng hóa quy mô lớn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên tỉnh chưa được quy hoạch vào vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, sản phẩm gạo chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian gần đây, tỉnh đã quan tâm đầu tư hạ tầng sản xuất lúa gạo, với những vùng thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao, đủ tiềm lực để sản xuất theo hướng hàng hóa. Ngành nông nghiệp, các địa phương và chủ thể sản xuất đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp căn cơ để nâng cao chất lượng, thương hiệu gạo xứ Thanh và hướng tới đưa Thanh Hóa trở thành địa phương xuất khẩu gạo.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo xứ ThanhNông dân thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc) thu hoạch lúa vụ xuân.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm, các địa phương trong tỉnh gieo trồng khoảng 233 nghìn ha lúa, sản lượng lúa đạt 1,36 triệu tấn/năm. Về cơ cấu sử dụng sản phẩm lúa gạo của Thanh Hóa bao gồm: sử dụng làm lương thực khoảng 700 nghìn tấn/năm, dùng làm giống 15 nghìn tấn, thu mua dự trữ quốc gia 30.000 tấn, phục vụ chế biến các sản phẩm sau gạo như bún, phở, miến, bánh gạo... khoảng 200 nghìn tấn, dùng làm thức ăn chăn nuôi khoảng 100 nghìn tấn. Lượng lúa còn lại khoảng 363 nghìn tấn được mua bán trao đổi trên thị trường tự do, xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chính là do diện tích đất sản xuất lúa tuy lớn song còn manh mún, nhỏ lẻ; việc áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các huyện miền núi. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh mới thu hút được 9 doanh nghiệp tham gia thu mua, chế biến sản phẩm lúa gạo. Những sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, chưa có sự độc đáo để nhận diện so với những sản phẩm cùng loại. Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo chưa được các cấp chính quyền và bà con nông dân thực sự quan tâm, chú trọng.

Để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho sản phẩm lúa gạo, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để “nâng tầm” cho sản phẩm gạo, trong đó chú trọng đến giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến khích, hướng dẫn các địa phương lựa chọn, đưa những giống lúa mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, được nhiều thị trường quốc tế lựa chọn nhập khẩu, như: ST 24, ST 25, J02 cho thị trường Nhật Bản; một số giống Q5, BC, TBR1 cho thị trường Trung Quốc... Đồng thời, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tập trung thâm canh, chú trọng xây dựng tiêu chuẩn chất lượng VietGAP cho các vùng sản xuất lúa và xây dựng mã số vùng trồng quốc tế cho vùng sản xuất lúa để hướng tới xuất khẩu. Năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho UBND tỉnh có tờ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương bổ sung tỉnh Thanh Hóa vào quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo phục vụ xuất khẩu. Tỉnh cũng khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp, HTX vận dụng, lồng ghép các chương trình, dự án để có chiến lược quảng bá, giới thiệu các sản phẩm lúa gạo của Thanh Hóa trên website, phương tiện truyền thông và tham gia vào các chương trình xúc tiến thương mại trong, ngoài tỉnh và quốc tế.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo xứ ThanhDây chuyền chế biến lúa gạo hiện đại của Công ty CP Thương mại Sao Khuê (Đông Sơn). Ảnh: Lê Hòa

Một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Thanh Hóa chính là việc thu hút doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến lúa, gạo. Tính đến tháng 4-2023, toàn tỉnh đã có 9 doanh nghiệp chế biến gạo, gồm: Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Nông sản An Thành Phong, Công ty TNHH Giống cây trồng Bắc Trung Bộ,... với tổng công suất chế biến khoảng 235 nghìn tấn/năm. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có Công ty CP Mía đường Lam Sơn tham gia chế biến sữa gạo lứt, công suất chế biến 120 triệu hộp 250 ml/năm. Ngoài ra, còn có 6.829 cơ sở xay xát; 1.481 hộ và 18 cơ sở chế biến bún, miến, bánh, mì khô... phân bố khắp các huyện trong tỉnh. Nhờ đó, 90% sản phẩm lúa gạo của tỉnh đang được tiêu thụ tại thị trường nội địa, còn 10% sản lượng gạo được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang thị trường các nước: Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia...

Cùng với việc đầu tư sản xuất, trên địa bàn tỉnh đã có 12 sản phẩm gạo, như: gạo nếp cái hoa vàng Gia Miêu Ngoại Trang, gạo Tiên Sơn, gạo sạch Hương Quê, gạo nếp Cay Nọi, nếp hạt cau Lộc Thịnh... được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao được thị trường ưa chuộng. Cùng với đó, nhiều sản phẩm chế biến từ gạo được xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, như: miến gạo Thăng Long, xã Thăng Long, huyện Nông Cống; bánh lá răng bừa xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân...

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm gạo xứ ThanhCác sản phẩm gạo đạt chất lượng OCOP của huyện Hà Trung tham gia trưng bày tại Lễ hội Du lịch biển Sầm Sơn (TP Sầm Sơn). Ảnh: Lê Hòa

Từng tham gia ý kiến tại hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản an toàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2022, đại diện Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Thanh Hóa cho rằng, để nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Thanh Hóa, không chỉ các địa phương, đơn vị sản xuất chú trọng về chất lượng mà các doanh nghiệp chế biến gạo cũng cần vào cuộc. Đồng thời, đầu tư về kỹ thuật chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, cần xây dựng các cửa hàng, văn phòng giới thiệu sản phẩm gạo Thanh Hóa ở các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]