(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) còn chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sơn Thủy nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm

Những năm qua, cùng với việc chú trọng phát triển kinh tế, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) còn chú trọng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Sơn Thủy nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm

Nghề dệt thổ cẩm được người dân xã Sơn Thủy gìn giữ và phát huy.

Đến bản Muỗng, xã Sơn Thủy, không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, các chị bên khung cửi miệt mài dệt nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc. Theo một số người cao tuổi trong bản, nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Thái ở xã Sơn Thủy có từ lâu đời, được người dân trong bản gìn giữ và phát huy. Những tấm thổ cẩm vừa thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Thái vừa là tình cảm, trách nhiệm đối với việc gìn giữ nghề truyền thống.

Sơn Thủy nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ xã Sơn Thủy tích cực truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Chị Hà Thị Dụng ở bản Muỗng, cho biết: "Khi mới 10 tuổi tôi đã đam mê những chiếc váy thổ cẩm nhiều màu sắc của các bà, các mẹ trong bản. 18 tuổi, tôi tự tay dệt thành thạo những bộ trang phục truyền thống và gắn bó với nghề tới bây giờ. Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường, tăng thu nhập và quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc mình".

Sơn Thủy nỗ lực gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm

Những tấm vải thổ cẩm được dệt nên bằng đôi bài tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Thái ở xã Sơn Thủy.

Cùng với gia đình chị Hà Thị Dụng, hàng chục gia đình khác ở bản Muỗng đang duy trì nghề dệt thổ cẩm. Tìm hiểu thực tế được biết, trước đây, bà con bản Muỗng xem dệt thổ cẩm chỉ là công việc phụ nhưng hiện nay đây là nghề tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Cả bản Muỗng hiện có hơn 16 hộ duy trì nghề truyền thống này.

Bà Phạm Thị Hằng, Chủ tịch Hội LHPN xã Sơn Thủy, cho biết: Khôi phục, bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái là việc làm cần thiết, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, mà còn góp phần quan trọng gìn giữ bản sắc văn hóa của người Thái. Toàn xã Sơn Thủy có khoảng 100 hộ làm nghề dệt thổ cẩm. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân gìn giữ, phát huy nghề dệt thổ cẩm; vận động các nghệ nhân tích cực truyền nghề cho thế hệ trẻ và thành lập hợp tác xã tập hợp các thành viên để sản xuất quy mô lớn, để tạo việc làm cho cho lao động địa phương.

Từ năm 2024 đến nay, Hội LHPN xã Sơn Thủy đã phối hợp với phòng chức năng của huyện Quan Sơn mở 2 lớp dạy nghề dệt thổ cẩm với 60 thành viên tham gia. Hiện, các học viên của lớp học đã biết dệt thành thạo và đầu tư mua khung cửi để tạo nên những sản phẩm bán ra thị trường, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy nhiên, để nghề dệt thổ cẩm phát triển bền vững rất cần sự quan tâm của các cấp, ngành chức năng trong việc hỗ trợ đầu tư cho sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Xuân Anh


Xuân Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]