(vhds.baothanhhoa.vn) - Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết Insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của Insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên. Bệnh ĐTĐ nếu không kiểm soát được đường máu tốt, sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, não, thận,...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dinh dưỡng hợp lý cho người mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết Insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của Insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên. Bệnh ĐTĐ nếu không kiểm soát được đường máu tốt, sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, não, thận,...

Phân loại đái tháo đường:

Týp 1: ĐTĐ phụ thuộc insulin có liên quan tới sự thiếu hụt insulin, chiếm khoảng 10% trong tổng số người ĐTĐ; thường gặp ở người trẻ và có thể trạng gầy.

Týp 2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người ĐTĐ nguyên phát, ĐTĐ týp II liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng và lối sống.

Týp khác: Bệnh ở tụy: sỏi tụy, viêm tụy, phẫu thuật tụy; do nội tiết: bệnh Cushing, hội chứng Cushing, u thượng thận, nhiễm độc hormon tuyến giáp. Do dùng thuốc corticoid, lợi tiểu thải kali, thuốc chẹn bêta.ĐTĐ thai kỳ: rối loạn dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai.

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm cácbiến chứng của bệnh tiểu đường:

Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no. Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước. Phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân. Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Với týp I: Chế độ ăn thích hợp kết hợp với dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp cho bệnh ổn định, hạn chế biến chứng.

Với týp II: Chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết giai đoạn đầu của điều trị.

Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng:

Protein (chất đạm): Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương... Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Gluxit (chất bột đường): Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...). Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Với người bị tiểu đường nên chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia làm 4-6 bữa nhỏ trong ngày. Với bệnh nhân điều trị bằng Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày.

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Gồm: Nhóm đường bột; Nhóm thịt cá; Nhóm chất béo, đường; Nhóm rau; Hoa quả

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng. Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. Không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga... Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Khi chế biến thực phẩm, nên ăn món luộc, hấp. Hạn chế các món chiên rán.

Bệnh ĐTĐ có phòng ngừa được không?

Bệnh ĐTĐ týp II có giai đoạn trước đó gọi là tiền ĐTĐ khi đường máu lúc đói đo được từ 5.6 - 6.9 mmol/l và/hoặc đường máu sau ăn 1-2h đo được từ 7.8 – 11.0 mmol/l. Ở giai đoạn này, đường máu có thể điều chỉnh về mức bình thường bằng các chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập phù hợp.

BS CKI. Lê Trí Tuệ (TT Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa)


BS CKI. Lê Trí Tuệ (TT Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]