(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thời gian gần đây, việc cơ quan chức năng phát hiện nhiều loại thực phẩm sử dụng phụ gia có chứa chất cấm đã gióng lên hồi chuông báo động cho người tiêu dùng về các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư...

Tin liên quan

Đọc nhiều

"Ma trận" thực phẩm bẩn đầu độc người tiêu dùng (Kỳ 1): Bún, giò chả "ngậm" phụ gia hóa chất

(VH&ĐS) Thời gian gần đây, việc cơ quan chức năng phát hiện nhiều loại thực phẩm sử dụng phụ gia có chứa chất cấm đã gióng lên hồi chuông báo động cho người tiêu dùng về các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư...

"Tắm" trong hóa chất

Bún, giò chả là mặt hàng thực phẩm được sử dụng hàng ngày, là bữa ăn chính vào mỗi buổi sáng của nhiều gia đình. Thế nhưng, các cơ sở sản xuất bún, giò chả tư nhân hiện nay chế biến bằng nguyên liệu gì, phụ gia hóa chất nào thì chỉ có người trong cuộc mới biết được...

Chị Lê Thị T, là người có nhiều năm làm bún tại phường Đông Hương cho biết: "Bún được làm bằng gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục, sợi bún rất dễ bị gãy. Nhưng trên thị trường hiện nay, sợi bún rất trắng, giòn, dai và trong, rất bắt mắt. Để tạo ra sợi bún như vậy, trước đây người ta thường cho hóa chất "giẻo dai" có màu như màu đồng". (PV- là hóa chất Tinopal, bún dùng chất này khi để trong tối bún sẽ phát sáng như huỳnh quang, có khả năng gây ung thư cao).

"Việc thêm hóa chất này cũng giúp bún để lâu khó thiu, không bị khô cứng. Nhưng dạo này nhiều nơi đồn tai nhau là chất đó dễ nhận biết lắm, bây giờ có loại bột màu trắng cũng giúp cho bún, giò chả... giữ được độ ẩm lâu, không bết dính, bún thì khó thiu hơn mà lại có mùi thơm tự nhiên nữa" - Chị T cho biết thêm.

Những tủ bán giò chả di động có mặt ở khắp các đường phố.

Còn thực hư chuyện giò chả ngày càng “dẻo dai”, mịn như thế nào, trong vai người đi đặt giò cung cấp cho các đám cưới, chúng tôi đã dành nhiều thời gian lân la ở các chợ như: Chợ đầu mối, Nam Thành, Quảng Thắng... Phần lớn các chủ cửa hàng giò chả đều một mực chất lượng là hàng đầu, uy tín và đặc biệt nói không với hóa chất. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập đến vấn đề kinh tế, thêm lợi nhuận vì chúng tôi đi buôn cần lấy lời thì rất nhiều ông, bà chủ khẳng định sẽ theo yêu cầu.

“Em cứ yên tâm, em thích mịn có mịn, dẻo thơm, nói chung chị làm theo yêu cầu của em”.Chị Lý, người bán giò chả tại chợ Đông Thành đồng thời là chủ cơ sở giò chả tư nhân (một cơ sở không nhãn mác, không thương hiệu) trên đường Hàm Nghi, phường Đông Hương khẳng định nhiều lần như vậy với chúng tôi.

Còn với cô Phương, người gắn với nghề làm giò gần 20 năm tại chợ Quảng Thắng, phường Quảng Thắng cho biết: Giờ giò làm nhiều nơi mịn quá, dẻo quá nhưng có ai biết đấy lại là dùng thuốc đâu, như cô ở đây làm chủ yếu cung cấp cho người làng, làm từ thịt nguyên chất không pha hóa chất gì nên miếng giò cắt ra vẫn thấy nhiều lỗ xuất hiện chứ đâu có được mịn màng như các loại giò khác.

Hóa chất mua không khó

Từ nguồn thông tin có được chúng tôi đã tìm ra đầu mối cung cấp loại hóa chất mà các chủ cơ sở bún, giò chả mệnh danh là chất “dẻo dai”. Có mặt tại đường Đinh Lễ, phường Lam Sơn, cạnh chợ Vườn Hoa là một dãy tạp hóa lagim (tạp hóa bán đồ khô, bột...). Nhớ lời dặn của một người bạn trước lúc đi là khi tới cửa hàng nếu có người đang mua hàng thì đừng nói gì, giả vờ xem hàng đợi khách đi hết rồi mới hỏi nhỏ chủ cửa hàng, và cần lưu ý là đừng hỏi có hay không mà cần đi thẳng vào vấn đề luôn: “bán cho em ít bột dẻo dai, loại làm bún, giò chả ý”.

Khi chúng tôi hỏi như vậy, chủ quán ngừng ánh mắt lại có chút thăm dò. Sau đó tiến sát lại nói nhỏ: “100.000đ em, bán ít nhất 1kg em nhé, không bán lẻ, lấy thì chị qua kho mang qua”. Nói xong bà chủ này không tỏ ra nài khách mua mà lờ đi chỗ khác. Sau ít phút chúng tôi làm quen, dò hỏi và đã quyết định mua 1kg với giá 100.000đ.

Vì chúng tôi nói mới thử dùng loại này nên cần biết cái tên cụ thể và cách dùng thế nào cho hợp lý, chủ hàng cho biết: “Nó là BenZoate. Bún, giò, chả dùng nó rất tốt, chị ở đây bán nhiều rồi có người mỗi lần lấy cả 10kg, chủ yếu là người quen. Cách dùng thì em cho tỷ lệ sau; 1 thìa cà phê nếu là giò thì 1 cân, bún thì 5 cân gạo, cứ theo cách đó mà làm”.

Hóa chất Sodium BenZoate, được nhiều cơ sở tư nhân tạo giẻo dai cho giò chả, chống lên men nhanh cho bún vẫn được bán tại các cửa hàng.

Vòng qua các khu chợ khác trên địa bàn tỉnh phần lớn các chủ buôn đều giới thiệu cho chúng tôi.

BenZoate?

Theo tìm hiểu, BenZoate là hóa chất Sodium BenZoate hay còn gọi là Natri benzoat (E211) là một chất bảo quản được sử dụng trong thực phẩm. Liều lượng tối đa cho phép chỉ là 155 ml/kg thực phẩm. Đặc điểm chung của nhiều nghiên cứu về tác dụng phụ của Sodium BenZoate cho thấy chất này gây ra nôn mửa, tăng đường huyết, hạ kali máu, co giật, và suy giảm tâm thần.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), một trong những tác dụng phụ của Sodium BenZoate là gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Sự tồn đọng sodium benzoate trong cơ thể còn gây nên tình trạng rối loạn chức năng gan, thận dẫn đến suy gan, thận nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nó còn gây ra đau cơ, khó thở, thậm chí bị co giật. Trong một số trường hợp hiếm gặp, Sodium Benzoate còn gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như đau tim, đau ngực, tim đập chậm.

Tác dụng nguy hiểm nhất của chất này đối với hệ thần kinh là suy giảm tinh thần, phù não, hôn mê.

Cho đến nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã cấm sử dụng hóa chất này.

Doãn Tài



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]