(vhds.baothanhhoa.vn) - Dịch tả lợn châu Phi đã tái lây lan ra diện rộng ở Thanh Hóa. Mặc dù các địa phương đã kịp thời khống chế, nhưng sự lây lan nhanh chóng mặt, cùng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đã tác động mạnh đến tâm lý của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi: Khó chồng lên khó

Dịch tả lợn châu Phi đã tái lây lan ra diện rộng ở Thanh Hóa. Mặc dù các địa phương đã kịp thời khống chế, nhưng sự lây lan nhanh chóng mặt, cùng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đã tác động mạnh đến tâm lý của người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Diễn biến phức tạp

Chỉ trong 1 thời gian ngắn dịch tả lợn châu Phi đã lan ra nhiều địa phương. Ghi nhận mới nhất cho thấy chỉ trong ngày 30/9/2019, phát sinh thêm 3.244 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, trọng lượng 223.043,5 kg của 566 hộ chăn nuôi ở 307 thôn, 129 xã thuộc 17 huyện. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tính đến ngày 30/9, 2 huyện và 121 xã công bố hết dịch; 5 huyện, 149 xã tái phát dịch. Tính đến 16h ngày 30/9/2019, Thanh Hóa có 1.533 thôn, 343 xã của 25 huyện đang còn dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi chưa qua 30 ngày.

Tại huyện Triệu Sơn, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ ngày 15/5 với 2 ổ dịch đầu tiên tại xã Dân Lý và Vân Sơn; đến ngày 28/5 dịch lan rộng ra 20 xã, thị trấn. Từ ngày 15/5 đến ngày 30/9/2019, huyện đã phải tiêu hủy 34.167 con lợn, trọng lượng 2.324.812,4 kg. Hiện nay, 36/36 xã của huyện có dịch.

Ông Lê Xuân Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn cho biết: “Mặc dù huyện thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, từ việc tiêu hủy lợn bệnh; khử trùng tiêu độc ổ dịch, môi trường xung quanh; lập chốt kiểm soát ngăn chặn buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch…với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; song thực tế cho thấy, tốc độ lây lan của dịch trên địa bàn huyện rất nhanh. Trước tình hình trên, Huyện ủy, UBND huyện Triệu Sơn đang triển khai đồng bộ các giải pháp khẩn cấp ứng phó dịch tả lợn châu Phi. Huyện huy động toàn hệ thống chính trị từ huyện đến xã tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch, dừng tất cả các công việc chưa thực sự cần thiết để tập trung công tác chống dịch”.

Đối với huyện Quảng Xương, công tác phòng chống dịch đang gặp nhiều khó khăn. Từ ngày 30/4 đến ngày 29/9/2019, huyện đã tiêu hủy 23.815 con lợn, trọng lượng 1.624.638,3 kg. Hiện 30/30 xã ở huyện có dịch, trong đó có 7 xã tái dịch.

Ông Lê Đại Hiệp - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Quảng Xương cho biết: “Ngay sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn lập chốt kiểm dịch, phân công lực lượng canh trực 24/24 giờ và thực hiện nhiều giải pháp để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn xâm nhập vào địa bàn... Khó khăn nhất đối với phòng chống dịch trên địa bàn huyện là các hộ dân chủ yếu chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, manh mún. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có những hộ chăn nuôi sau khi đàn lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi đã chuyển đổi sang nuôi dê”.

Chăn nuôi nhỏ lẻ đang là điều kiện để dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh.

Kiểm soát ổ dịch còn nhiều bất cập

Từ đầu tháng 9 đến nay, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh, trên diện rộng. Vì vậy, số lượng lợn bị buộc phải tiêu hủy lớn, trọng lượng tiêu hủy tăng cao đột biến. Từ ngày 23/2 đến 16h ngày 30/9/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 18.202 hộ của 1.819 thôn, 464/635 xã của 27 huyện, thị xã, thành phố của Thanh Hóa; buộc phải tiêu hủy 137.965 con lợn, trọng lượng 9.766.382,8 kg. Theo đơn giá hỗ trợ của Chính phủ, toàn tỉnh cần khoảng gần 250 tỷ hỗ trợ cho người dân. Do dịch bệnh kéo dài, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã sử dụng hết nguồn ngân sách dự phòng để huy động lực lượng chống dịch, mua vật tư. Theo quy định nếu xã hết ngân sách dự phòng thì sẽ báo cáo cấp huyện để được cấp bổ sung nhưng theo kiểm tra thì công việc này rất khó khăn và không đáp ứng kịp thời đối với cấp xã.

Đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa đã tạm cấp 3 đợt với số tiền khoảng 200 tỷ cho các địa phương để hỗ trợ người dân có lợn phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi. Theo quy định của Chính phủ, Thanh Hóa là tỉnh chưa cân đối được ngân sách nên sẽ được Trung ương hỗ trợ 70%, ngân sách tỉnh 30%. Thế nhưng theo thông tin từ Sở Tài chính Thanh Hóa, trước mắt ngân sách tỉnh đang cấp ra 100% hỗ trợ cho dân, vì vậy về cơ bản quỹ dự phòng ngân sách đã “cạn”. Nhằm đảm bảo hỗ trợ kịp thời và đầy đủ cho người dân, nhiều địa phương đã phải tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính.

Bên cạnh hỗ trợ người dân có lợn phải tiêu hủy, Thanh Hóa đang gặp khó khăn trong việc bố trí ngân sách các địa phương phòng, chống dịch. Đối với kinh phí hóa chất, vật tư, đến nay đã có 2 huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa đã vượt quá khả năng chi trảcần tỉnh hỗ trợ.

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]