(vhds.baothanhhoa.vn) - Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khá phố biến, và hiện đang có xu hướng tăng lên trên tòan cầu đặc biệt tại các nước đang phát triển - Nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phòng ngừa đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính khá phố biến, và hiện đang có xu hướng tăng lên trên tòan cầu đặc biệt tại các nước đang phát triển - Nơi quá trình đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân.

Bệnh ĐTĐ nếu phát hiện muộn hoặc không kiểm soát tốt sẽ gây nên những biến chứng rất nguy hiểm. ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về mạch máu (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch máu ngoại vi), gây giảm thị lực, mù, tổn thương thận, lóet bàn chân, gây cắt đoạn chi, bất lực tình dục. ĐTĐ đã và đang trở thành gánh nặng bệnh tật cho xã hội ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và tính mạng của nhiều người.

Đái tháo đường gồm các nhóm được phân loại như sau: Nhóm ĐTĐ týp 1 (còn gọi là ĐTĐ phụ thuộcinsulin), phàn lớn nhóm này thường xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi , nguyên nhân thường do yếu tố tự miễn, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ týp 1 ở việt nam khoảng 7% bệnh ĐTĐ; Đái tháo đương týp 2 (còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộcinsulin), nhóm người thường mắc ở độ tuổi trên 40, gần đây xu hướng xuất hiện trẻ hơn, đã xuất hiện nhiều bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở nhóm tuổi 30, thậm chí cả ở lứa tuổi trẻ hơn. ĐTĐ týp 2 thường gặp ở khu vực dân cư kinh tế phát triển có mức sống cao. Nhóm ĐTĐ týp 2 ở Việt nam chiếm khoảng 91%. Ngoài ra còn có nhóm ĐTĐ thai nghén và ĐTĐ do các nguyên nhân khác.

Như vậy ĐTĐ týp 2 là nhóm có tỷ lệ mắc cao nhất, nguyên nhân lại là do chính tập quán ăn uống và lối sống gây nên, chúng ta có thể chủ động phòng chống, hạn chế mắc và hạn chế biến chứng do ĐTĐ gây nên. Việc điều chỉnh lối sống, đạc biệt là tăng cường các hoạt động thể lực và một chế độ ăn uống hợp lý có thể phòng ngừa được sự xuất hiện của bệnh ĐTĐ týp 2 ở những người có nguy cơ cao và hạn chế được biến chúng ở người bệnh ĐTĐ.

Để thực hiện tốt phòng bệnh ĐTĐ týp 2, ở những người trên 30 tuổi cần xác định xem mình có thuộc đối tượng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hay không, từ đó có các biện pháp thay đổi lối sống, thói quen ăn uống và luyện tập thể thao hợp lý. Muốn vậy chúng ta cần nắm vững các chỉ số cần thiết để so sánh với thực tế bản thân: Người béo xem có bị thừa cân so với tiêu chuẩn hay không, ta dùng chỉ số BIM (Body mass index) được tính như sau: BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao2 (m), Nếu BMI ³ 23, kết hợp vơi vòng eo ³ 90cm (ở nam giới) và ³ 80cm (ở nữ giới) được xem là thừa cân. Những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ khi thai nghén; Phụ nữ có tiền sử sinh con to (³ 4000 gam); Tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ (bố đẻ, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột...); người có rối loạn dung nạp glucoza hoặc rối loạn đường huyết. Là những người có nguy cơ ĐTĐ.

Nhưng thừa cân vẫn là chỉ số quan trọng liên quan đến sự phát triển bệnh ĐTĐ, chúng ta có thể tự kiểm soát được chỉ số BMI bằng cách theo dõi thường xuyên cân nặng của mình (vì ở người trưởng thành chiều cao đã ổn định), theo bảng mẫu sau:

Chiều cao

(m)

Cân nặng

với các mức BMI tương ứng

Chiều cao

(m)

Cân nặng

với các mức BMI tương ứng

BMI = 23

BMI = 25

BMI = 23

BMI = 25

1,45

48,4 kg

52,6 kg

1,70

66,5 kg

72,3 kg

1,50

51,8 kg

56,3 kg

1,75

70,4 kg

76,6 kg

1,55

55,3 kg

60,1 kg

1,80

74,5 kg

81,0 kg

1,60

58,9 kg

64,0 kg

1,85

78,7 kg

85,6 kg

1,65

62,6 kg

68,1 kg

Nếu BMI ³ 23 được gọi là thừa cân; BMI ³ 25 được gọi là béo phì.

Khi xác định bản thân có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ, cần làm gì? Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, xem đã bị bệnh ĐTĐ hay chưa, để được điều trị kịp thời. Thực tế cho thấy trên 50% số bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện đã có biến chứng. Chứng tỏ người bệnh bị phát hiện muộn. Phát hiện sớm ĐTĐ týp 2 có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, làm giảm tỷ lệ ốm đau và tỷ lệ tử vong liên quan đến ĐTĐ týp 2.

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và hạn chế biến chứng do ĐTĐ cần thực hiện một số lời khuyên trong chế độ ăn sau đây: Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ, không ăn nhiều chất đạm (đối với những người đã bị bệnh ĐTĐ và có nguy cơ cao cần thực hiện chế độ khẩu phần ăn theo hướng dẫn chi tiết về thành phần các chất), chỉ ăn thịt ở mức tối đa trong tiêu chuẩn cho phép ở 2 bữa ăn chính, các bữa còn lại chỉ ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc. Loại bỏ thức ăn nhiều mỡ; Tăng cường sử dụng các loại thức ăn nhiều dinh dưỡng như nấm khô, dưa chuột, rau...; Không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn; ăn chậm nhai kỹ, và tạo cảm giác bữa ăn ngon miệng; Chế biến thức ăn dưới dạng luọc và nấu là chính hạn chế rán hoặc rang với mỡ; Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng thì phải giảm dần thức ăn theo thời gian, khi đạt mức yêu cầu nên duy trì một cachs kiên nhẫn và không ăn tăng lên. Thực hiện nguyên tắc chung chế độ ăn là: Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ có trọng lượng vừa phải,hạn chế chất béo và mỡ động vật, có một lượng chất xơ vừa phải, hạn chế ăn mặn, tránh các dồ uống có ga. Nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ, tránh uống rượu mạnh vì có thể trở nên béo phì, hạ đường huyết hoặc bị tăng đường huyết vài giờ sau khi uống rượu mạnh.

Hoạt động thể lực, tập thể dục đều đặn là việc làm có lợi cho sức khỏe mọi người, đặc biệt cần thiết với việc ngăn ngừa bệnh ĐTĐ. Bởi hoạt động thể lực giúp cơ thể tiêu thụ đường glucoza dễ dàng, làm giảm đường máu, nâng cao tình trạng sứckhỏe tòan thân, tinh thần hoạt bát nhanh nhẹn thoải mái, tăng sức đề kháng, tránh được các strees. Hoạt động thể lực làm cho tiêu thụ năng lượng tăng lên giảm béo phì. Song đối với người bệnh ĐTĐ và người có nguy cơ cần thực hiện chế dộ lao động phù hợp theo các nguyên tắc sau: Luyện tập từ từ, tăng dần với các hình thức phù hợp, đề phòng bị hạ đường huyết khi vận động. Không nên luyện tập, hoạt động mạnh khi đang mắc các bệnh cấp tính hoặc khi chỉ số đường huyết quá cao. Nên áp dụng một số mô hình rèn luyện từ thấp đến cao sau đây: Giảm xem ti- vi, giảm sử dụng máy vi tính, nghỉ trưa 30 phút/ ngày; đi bộ đi dạo nhiều tăng dần về khoảng cách và thời gian, có thời gian làm việc nhiều ở ngoài trời; Các hình thức đi bộ theo mức độ: Đi bộ thường, đi bộ nhanh, chạy nhẹ, đi xe đạp, chơi bóng bàn, bóng rổ, đánh tennis, nên áp ụng một trong các hình thức trên từ 20 - 30 phút/ngày.

Bệnh ĐTĐ týp 2 có thể phòng ngừa được, chúng ta hãy quan tâm dự phòng ngay từ bây giờ khi chưa thuộc nhóm nguy cơ mắc ĐTĐ, đơn giản bằng việc ăn uống hợp lý lao động rèn luyện thể lực đều đặn.

Đinh Trí Thức


Đinh Trí Thức

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]