Hiện chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và nguy cơ đại dịch đã trở nên "rất hiện hữu". Tuy nhiên, "đây sẽ là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được".

Tin liên quan

Đọc nhiều

WHO cảnh báo mối đe dọa đại dịch COVID-19 là "rất hiện hữu"

Hiện chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và nguy cơ đại dịch đã trở nên "rất hiện hữu". Tuy nhiên, "đây sẽ là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được".

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Reuters)

Đây là thông điệp được Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra trong cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ), ngày 9/3.

Người đứng đầu WHO thừa nhận rằng, dịch bệnh COVID-19 đang gây ra những thách thức khi có quá nhiều người ở nhiều nước bị lây nhiễm nhanh chóng. Theo số liệu do ông Ghebreyesus công bố tại cuộc họp báo thì từ cuối tuần qua, số các ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt ngưỡng 100.000. Trong khi các nước và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng đã vượt quá con số 100.

“Điều mấu chốt là: Chúng ra không khoan nhượng trước chủng virus này” - ông Ghebreyesus nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, người đứng đầu WHO cũng khẳng định rằng, các hành động nhanh chóng và quyết đoán có thể giúp làm chậm và ngăn chặn sự lây lan của virus, đồng thời mang lại cơ hội bình phục cho hầu hết các ca nhiễm. Lấy ví dụ điển hình tại Trung Quốc, ông Ghebreyesus cho biết, trong số hơn 80.000 trường hợp nhiễm COVID-19 tại nước này thì hiện đã có hơn 70% bệnh nhân bình phục và xuất viện.

“Việc chỉ nhìn vào những con số thống kê về các trường hợp nhiễm bệnh và các nước mà dịch bệnh lây lan tới sẽ không nói lên toàn bộ câu chuyện” - ông Ghebreyesus nói, đồng thời lưu ý thêm rằng, trong số tất cả các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu tính đến nay, riêng 4 nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran) đã chiếm tới 93% số bệnh nhân.

“Điều này cho thấy đây là một dịch bệnh không đồng đều ở cấp độ toàn cầu. Các kịch bản khác nhau đang diễn ra tại quốc gia khác nhau và điều này đòi hỏi một phản ứng phù hợp. Đây không phải là vấn đề về ngăn chặn hay giảm thiểu dịch bệnh mà cần triển khai đồng thời cả hai nhiệm vụ trên” - ông Ghebreyesus nhấn mạnh.

Cho tới nay, WHO đã đưa ra khuyến nghị về COVID-19 cho các quốc gia theo 4 kịch bản: (1) không có trường hợp nào nhiễm bệnh; (2) chỉ xuất hiện những ca nhiễm bệnh lẻ tẻ; (3) ghi nhận những trường hợp nhiễm bệnh theo nhóm; (4) những người bị nhiễm bệnh do lây lan trong cộng đồng. Đối với 3 kịch bản đầu tiên, WHO khuyến cáo các nước cần tập trung vào việc tìm kiếm, thử nghiệm, điều trị và cách ly các trường hợp riêng lẻ và theo dõi các hoạt động tiếp xúc của những người này.

Trong khi đó, đối với trường hợp dịch bệnh lây lan trong cộng đồng thì việc xét nghiệm các ca nghi nhiễm và lần theo lịch sử tiếp xúc của những người này lại trở nên khó khăn hơn. Qua đó, WHO đã kêu gọi các nước cần hành động để chặn đứng việc lây lan ở cấp độ cộng đồng, từ đó thu hẹp dịch bệnh xuống cấp độ thành nhóm lây lan có thể kiểm soát được.

Theo quan điểm của ông Ghebreyesus thì hiện mục tiêu của tất cả các nước trên thế giới đều như nhau, đó là chấm dứt sự lây nhiễm và chặn đứng sự lây lan của virus.

Ông Ghebreyesu chỉ ra rằng, tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, các nước có sự lây truyền bệnh COVID-19 trong cộng đồng có thể xem xét tới việc đóng cửa trường học, hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu phơi nhiễm. Các yếu tố cơ bản trong phản ứng với dịch COVID-19 là giống nhau cho tất cả các quốc gia, bao gồm: cơ chế ứng phó khẩn cấp; truyền thông về nguy cơ rủi ro và sự tham gia của công chúng; tìm kiếm các trường hợp nhiễm bệnh và theo dõi các mối liên hệ; các biện pháp y tế công cộng như rửa tay, hô hấp thường quy và hạn chế giao tiếp; xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; điều trị cho bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện; phòng chống nhiễm trùng; và cách tiếp cận toàn xã hội, huy động cả chính phủ vào cuộc.

Đề cập tới 4 quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran), người đứng đầu WHO ghi nhận Trung Quốc đang đưa dịch bệnh về tầm kiểm soát, trong khi các ca lây nhiễm mới tại Hàn Quốc cũng đã suy giảm. “Hai nước này là một minh chứng về việc không bao giờ là quá muộn để đẩy lùi làn sóng virus này” - ông Ghebreyesus nói.

Về tình hình tại Italy, người đứng đầu WHO khuyến khích quốc gia châu Âu này thực hiện các biện pháp quyết đoán để ngăn chặn dịch bệnh.

“Quy tắc của cuộc chơi là: không bao giờ được bỏ cuộc” - ông Ghebreyesus khẳng định.

Theo dangcongsan.vn


Theo dangcongsan.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]