(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong khi việc xây dựng và mở rộng các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn (TPAT) hiện đang là khó khăn của nhiều địa phương thì huyện Triệu Sơn với những cách làm linh hoạt và sáng tạo, đến nay đã hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao cho cả năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xây dựng cửa hàng thực phẩm an toàn: Cách làm từ huyện Triệu Sơn

Trong khi việc xây dựng và mở rộng các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn (TPAT) hiện đang là khó khăn của nhiều địa phương thì huyện Triệu Sơn với những cách làm linh hoạt và sáng tạo, đến nay đã hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao cho cả năm 2020.

Theo ông Lã Văn Lâm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Triệu Sơn, cho biết: Thời gian qua, để phát triển cửa hàng TPAT tại các xã, thị trấn trên địa bàn, huyện đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân phát triển các cửa hàng này. Đồng thời phát triển vùng trồng rau, quả an toàn, diện tích nông nghiệp công nghệ cao để cung ứng cho các cửa hàng và thị trường những sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, xác nhận kiến thức cho các chủ cửa hàng kinh doanh TPAT. Tổ chức cho các chủ cửa hàng chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm ký cam kết bảo đảm ATTP trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, nguồn hàng cung ứng tại cửa hàng đều phải có nguồn gốc xuất xứ, truy xuất được nguồn gốc, hàng hóa phải có bao bì, nhãn hiệu, hạn sử dụng rõ ràng...

Theo kế hoạch UBND tỉnh Thanh Hóa giao, năm 2020, huyện Triệu Sơn phải xây dựng 9 cửa hàng TPAT. Căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế của địa phương, huyện đã mạnh dạn đặt mục tiêu xây dựng 20 cửa hàng, phấn đấu tất cả 17 xã, thị trấn chưa có chợ dân sinh đều phải có cửa hàng TPAT. Để đạt được mục tiêu này, huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đoàn thể, phòng ban chức năng phối hợp, hướng dẫn các địa phương, chủ cửa hàng thực hiện các tiêu chí cửa hàng kinh doanh TPAT, đồng thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp, với mức hỗ trợ cao nhất là 40 triệu đồng cho 1 cửa hàng. Nhờ vậy, cuối tháng 10/2020, toàn huyện đã xây dựng được 20 cửa hàng thực TPAT.

Cửa hàng thực phẩm sạch Tokyomart (phố Giắt, thị trấn Triệu Sơn) đang hoạt động rất hiệu quả.

Tìm hiểu thực tế trên địa bàn thị trấn Triệu Sơn, chúng tôi được biết hiện các cửa hàng TPAT ở đây đã và đang hoạt động rất hiệu quả, là địa chỉ mua sắm tin cậy của người tiêu dùng ở địa phương. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, an toàn của người dân, tháng 9/2020 tại cửa hàng thực phẩm sạch Tokyomart (phố Giắt, thị trấn Triệu Sơn) được đưa vào hoạt động. Theo chia sẻ của chị Lại Thị Hảo, chủ cửa hàng: Sản phẩm bán tại cửa hàng rất phong phú, đa dạng, bao gồm thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng các loại, hải sản, miến, nước mắm, rau củ quả. Thêm vào đó là các mặt hàng dành cho mẹ và bé, tuy mới chỉ hoạt động được hơn 2 tháng, nhưng cửa hàng thu hút được rất đông lượng khách đến mua sắm hàng ngày. Để tạo uy tín và sự yên tâm cho người tiêu dùng các loại thực phẩm tươi sống tại cửa hàng như: thịt, cá, hải sản đều được sơ chế, đóng gói hút chân không và bảo quản trong tủ mát. Tất cả các sản phẩm bán tại cửa hàng đều bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các cơ sở chăn nuôi cung cấp nguyên liệu đầu vào cho cửa hàng đều thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, các sản phẩm sản xuất theo chương trình OCOP cũng được bày bán rộng rãi tại đây.

Cũng theo chị Lại Thị Hảo: Để việc kinh doanh cửa hàng TPAT mang lại hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, nắm bắt sản phẩm nào được khách hàng ưa chuộng, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để đổi mới sản phẩm, nhập bán các loại TPAT phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cửa hàng TPAT cũng cần nỗ lực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng xã hội, kinh doanh trực tiếp, hoặc giao hàng tận nhà...

Tính chung từ năm 2018 đến nay, huyện Triệu Sơn đã xây dựng được 31 cửa hàng TPAT, là 1 trong những địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong thực hiện tiêu chí này. Việc xây dựng cửa hàng kinh doanh TPAT đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị quản lý, cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn đối với công tác bảo đảm vệ sinh TPAT. Đây cũng là một trong những giải pháp căn cơ nhằm tiến tới loại bỏ chợ tạm, chợ cóc; đồng thời, hình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của người dân.

Nguyễn Đạt


Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]