Tết Nguyên đán Trung Quốc là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện cho nhân loại
Với phạm vi truyền bá ra nước ngoài ngày càng rộng, Tết Nguyên đán đã trở thành một biểu tượng văn hóa Trung Quốc được thế giới chấp nhận, công nhận và đánh giá cao.
Triển lãm đèn lồng dịp Tết Nguyên đán tại Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/2/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên tại Trung Quốc, ngày 4/12, tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại thủ đô Asunción của Paraguay, “Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc” chính thức được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Như vậy, đến nay Trung Quốc có 44 di sản được đưa vào danh sách và đăng ký Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, đứng đầu thế giới.
Tết Nguyên đán của người Trung Quốc còn được gọi là Xuân tiết, Tết Âm lịch, Niên tiết, Quá niên, là lễ hội truyền thống của nước này có ý nghĩa sâu sắc nhất, nội dung phong phú nhất, số lượng người tham gia đông nhất và sức ảnh hưởng rộng rãi nhất.
Vào mỗi dịp trước và sau Tết Nguyên đán, người Trung Quốc trên khắp thế giới đều tổ chức đón Tết với chủ đề từ biệt năm cũ và đón mừng năm mới, cầu may mắn bình an, đoàn tụ hòa thuận...
Trong lịch sử hàng nghìn năm qua, Tết Nguyên đán không ngừng duy trì và củng cố mối liên kết tình cảm giữa các cá nhân, gia đình và đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự tiếp nối của nền văn minh Trung Quốc.
Với phạm vi truyền bá ra nước ngoài ngày càng rộng, Tết Nguyên đán đã trở thành một biểu tượng văn hóa Trung Quốc được thế giới chấp nhận, công nhận và đánh giá cao.
Tết Nguyên đán - tập tục xã hội đón mừng năm mới truyền thống của người Trung Quốc được người dân nước này chia sẻ và tổ chức rộng rãi trên khắp cả nước; gửi gắm tình cảm, cảm xúc của họ về đạo đức, gia đình, đất nước; thể hiện quan niệm giá trị về sự chung sống hài hòa giữa con người với thiên nhiên và sự chung sống hài hòa giữa con người với con người; đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hòa hợp gia đình, hòa hợp xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-04-02 15:25:00
Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30/4 tại TP Hồ Chí Minh
-
2025-04-02 09:54:00
Độc đáo những sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam trong tháng 4
-
2024-12-05 15:30:00
34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải Cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam
243 triệu lượt tương tác - Hoa hậu Hoàn vũ 2024 phá vỡ kỷ lục về người xem
UNESCO vinh danh xà phòng thủ công nổi tiếng của Syria
16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
Bà hoàng tiểu thuyết ngôn tình - Nhà văn Quỳnh Dao qua đời
Vinh danh sáng kiến Tủ sách tiếng Việt tại Giải thưởng về Thông tin đối ngoại
Đặc sắc “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”
Tuần lễ Văn hoá, Thể thao và Du lịch huyện Thường Xuân diễn ra vào ngày 7/12
“Tâm lý dân tộc An Nam” - Một góc nhìn khác trong nỗ lực tìm hiểu về Việt Nam
Chuyển hóa cơn giận, gắn kết yêu thương