(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Từng được ví như “Chelsea Việt Nam” và đang sở hữu số lượng cúp vô địch nhiều nhất làng cầu quốc nội (tính từ mùa giải 2000 - 2001, thời điểm bóng đá Việt Nam chính thức “lên chuyên”) nhưng sau 10 vòng đấu đầu tiên của V.League 2017, Becamex Bình Dương đang lặn ngụp dưới đáy bảng xếp hạng. Đáng nói hơn, trong một lần đăng đàn cách đây chưa lâu, đích thân HLV trưởng đội bóng đất Thủ Dầu Một - ông Trần Bình Sự còn không giấu giếm: Nhà cựu vô địch chỉ đặt mục tiêu trụ hạng ở mùa bóng năm nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Đại gia’ và giấc mơ trụ hạng

(VH&ĐS) Từng được ví như “Chelsea Việt Nam” và đang sở hữu số lượng cúp vô địch nhiều nhất làng cầu quốc nội (tính từ mùa giải 2000 - 2001, thời điểm bóng đá Việt Nam chính thức “lên chuyên”) nhưng sau 10 vòng đấu đầu tiên của V.League 2017, Becamex Bình Dương đang lặn ngụp dưới đáy bảng xếp hạng. Đáng nói hơn, trong một lần đăng đàn cách đây chưa lâu, đích thân HLV trưởng đội bóng đất Thủ Dầu Một - ông Trần Bình Sự còn không giấu giếm: Nhà cựu vô địch chỉ đặt mục tiêu trụ hạng ở mùa bóng năm nay.

Quả thật, nghe lời tâm sự của nhà cầm quân họ Trần, người hâm mộ không thể không thấy đắng lòng bởi nhiều mùa giải trở lại đây, B.Bình Dương luôn được xem là ứng viên nặng ký cho ngôi “vương” V.League, bất chấp việc họ có thể khởi đầu chậm chạp và không ít bận phải nhận những trận thua bẽ bàng. Người hâm mộ đã nói về “thương hiệu” của B.Bình Dương, về cái gọi là “tầm vóc” của một đội bóng lớn và ngậm ngùi: Đến như B.Bình Dương còn dễ dàng tàn lụi thì đâu mới là “ông lớn” thực sự ở giải chuyên nghiệp vô địch quốc gia?

Hỏi thì hỏi thế thôi chứ nếu nhìn vào công tác chuẩn bị của đội bóng này trước khi mùa giải khởi tranh, người hâm mộ sẽ có chung cảm nhận: Vị trí thứ 3 từ dưới lên mà B.Bình Dương đang sở hữu là kết cục xứng đáng dành cho họ.

Sách lược của nhà cựu vô địch tại V.League 2017 trước sau như một là “thắt chặt hầu bao”. Đến đây thì có vẻ như câu hỏi về việc B.Bình Dương bỗng dưng mất tham vọng đã có đáp án. “Tầm vóc”, “thương hiệu” của một đội bóng hàng đầu V.League thực ra chỉ được xây nên từ tham vọng nhất thời của nhà tài trợ. Lúc doanh nghiệp “máu” Cúp, quyết tâm dành vương miện, họ sẵn sàng “bật đèn xanh” để HLV, lãnh đạo CLB thỏa sức mua sắm nhằm hiện thức hóa “giấc mộng đế vương”, còn khi nhà tài trợ thực thi chính sách “bóp mồm bóp miệng” thì một đội bóng từng được mệnh danh “đại gia” cũng trở nên èo uột, thiếu “lửa”, mơ chung giấc mơ trụ hạng như bao đội bóng “con nhà nghèo” khác.

Thế mới biết ở sân cỏ xứ ta, không điều gì là không thể xảy ra. Một tân binh chuyên nghiệp có thể lập tức được khoác áo ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch. Ngược lại, một đội bóng từ vị thế “đại gia” bỗng trở thành “kẻ lót đường” chỉ trong chớp mắt. Tất cả đều phụ thuộc vào Mạnh Thường Quân, hào phóng hay hạn chế trong việc “rót” ngân khoản.

Không còn nghi ngờ gì nữa, “đại gia và giấc mơ trụ hạng” không còn là chuyện nội bộ của sân Gò Đậu mà đã trở thành mẫu số chung của phần lớn các đội bóng tham dự V.League. Ở đó, các giá trị: “hình ảnh” “tầm vóc”... một CLB không hề có tính bền vững, thậm chí là điều hết sức xa xỉ. Nhà tài trợ có thể vứt bỏ “thương hiệu” - thứ mà phải mất rất nhiều công sức, tiền của mới gây dựng được một cách dễ dàng.

Điều này có thể lạ lẫm hoặc hiếm khi xảy ra ở những quốc gia có nền bóng đá phát triển, nhưng ở Việt Nam thì đấy lại là chuyện “thường ngày ở huyện” bởi ngay cả câu hỏi “tobe or not tobe” (tồn tại hay không tồn tại) của một CLB cũng còn hoàn toàn lệ thuộc vào túi tiền doanh nghiệp thì “thương hiệu CLB” là thứ không thực sự được quan tâm.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]