(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày này, hình ảnh cầu thủ Sầm Ngọc Đức (CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh) với pha vào bóng “như phim chưởng” đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Một lần nữa, câu chuyện bạo lực sân cỏ lại đặt ra những câu hỏi nhức nhối!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bạo lực sân cỏ ở V.League: Ban kỷ luật sẽ tiếp tục... phạt!

Những ngày này, hình ảnh cầu thủ Sầm Ngọc Đức (CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh) với pha vào bóng “như phim chưởng” đã và đang là đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ. Một lần nữa, câu chuyện bạo lực sân cỏ lại đặt ra những câu hỏi nhức nhối!

Không chỉ trong lớp học, trên sân cỏ, hiện tượng các lò đào tạo và sau này là Ban tổ chức các giải quốc nội chỉ tập trung vào chuyên môn, lơ là giáo dục đạo đức cầu thủ khiến cho bạo lực sân cỏ ngày càng “leo thang” với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Hãy lấy dẫn chứng từ chính Sầm Ngọc Đức. Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên cách đây chừng 1 năm, hậu vệ sinh năm 1992 này đã bị treo giò 8 trận sau pha phạm lỗi với Anh Hùng của Hải Phòng. Ngoài ra, Đức phải nộp phạt 30 triệu đồng.

Ấy thế nhưng, dường như mức án nói trên chỉ có tác dụng làm giàu cho Ban tổ chức bởi vài tháng sau, tại V.League 2018, Sầm Ngọc Đức một lần nữa phải thụ án treo giò 4 trận khi có màn “kung-fu” thẳng vào Phan Văn Đức trong trận thư hùng với đội bóng xứ Nghệ. Và mới đây, trong cuộc chạm trán với Than Quảng Ninh, hậu vệ Sầm Ngọc Đức tiếp tục phải nhận thẻ đỏ vì hành vi “bỏ bóng đá người”. Rợn người trước cú “ra đòn” ấy, trao đổi với báo giới, vị “Bao Công sân cỏ” Nguyễn Hải Hường khẳng định: sẽ có một án phạt rất nặng!

Cầu thủ Sầm Ngọc Đức, CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh.

Án nối tiếp án nhưng sự nghiêm khắc của Ban kỷ luật có giúp Sầm Ngọc Đức thay đổi nhận thức hay không thì chẳng ai dám chắc. Theo các chuyên gia tâm lý, khi hành vi thay đổi ngay lập tức thì chỉ bởi hai nguyên do: hình phạt quá nặng hoặc phần thưởng quá hấp dẫn. Nhưng đó là thay đổi mang tính bề mặt, tức là nếu không có ai phạt nữa hay không có phần thưởng, hành vi đó sẽ biến mất, và hành vi cũ lại xuất hiện. Thực tế thì sau mỗi án phạt, lối chơi bạo lực của Sầm Ngọc Đức có “chùng xuống” đôi chút nhưng khi dư âm của án phạt qua đi, “hành vi cũ” lại bùng phát như một phản ứng không điều kiện.

Vậy phải chăng, từ bạo lực học đường đến bạo lực sân cỏ, chúng ta nên thử đi tìm lời giải từ chính thái độ của những bậc phụ huynh. Vẫn lời Tam tự kinh thì “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá. Giáo bất nghiêm, sư chi đọa” (Sinh con không dạy lỗi tại cha. Dạy trò không nghiêm, lỗi ở thầy!).

Nói cách khác, mấu chốt của câu chuyện bạo lực sân cỏ đang ngày càng bùng phát ở V.League là ở chỗ đội bóng chủ quản cũng như các nhà làm giải chưa đề cao công tác giáo dục đạo đức sân cỏ, chưa khiến giới “quần đùi áo số” thay đổi nhận thức mà chỉ lặp đi lặp lại giải pháp: Phạt và tiếp tục... phạt!

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]