(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lần thứ tư, khóa VIII diễn ra vào chiều 9/11 vừa qua, bên cạnh các nội dung: Thống nhất số lượng các đội dự giải V.League (14 đội), hạng Nhất (12 đội), hạng Nhì (16 đội); thống nhất tổ chức giải bóng đá Cúp quốc gia U15, U17 bắt đầu từ năm 2020; triển khai sửa đổi bổ sung Quy chế bóng đá chuyên nghiệp VFF; thông qua kế hoạch hoạt động các đội tuyển quốc gia... VFF còn khiến người hâm mộ không thể không ngạc nhiên khi “mở toang cánh cửa” đá V.League cho cùng lúc 4 câu lạc bộ là: Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Nam Định và Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bốn “ngoại lệ” hay dễ dãi trong điều hành?

Tại Hội nghị Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lần thứ tư, khóa VIII diễn ra vào chiều 9/11 vừa qua, bên cạnh các nội dung: Thống nhất số lượng các đội dự giải V.League (14 đội), hạng Nhất (12 đội), hạng Nhì (16 đội); thống nhất tổ chức giải bóng đá Cúp quốc gia U15, U17 bắt đầu từ năm 2020; triển khai sửa đổi bổ sung Quy chế bóng đá chuyên nghiệp VFF; thông qua kế hoạch hoạt động các đội tuyển quốc gia... VFF còn khiến người hâm mộ không thể không ngạc nhiên khi “mở toang cánh cửa” đá V.League cho cùng lúc 4 câu lạc bộ là: Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Nam Định và Thanh Hóa.

Ba trong số 4 đội bóng kể trên (Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An, Thanh Hóa) đều đã nhiều năm ở giải chuyên nghiệp, tân binh Nam Định sau một mùa giải chơi khởi sắc cũng đã cán đích “trụ hạng” trước vài vòng đấu. Tuy nhiên, chiểu theo quy định của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), cả 4 đội đều không đáp ứng được ít nhất một hoặc nhiều tiêu chí về: Cơ sở vật chất, năng lực tài chính, chăm lo phát triển bóng đá trẻ; người phụ trách công tác pháp lý... Cần nói thêm là những năm gần đây, AFC tỏ ra rất nghiêm khắc, chặt chẽ. Các “chuẩn” này không chỉ áp dụng ở những sân chơi do AFC tổ chức mà họ còn yêu cầu tất cả các Liên đoàn thành viên phải đáp ứng, chấp hành.

Trên thực tế, không phải lúc nào các điều lệ của AFC cũng được tuân thủ triệt để. Ví dụ từ vòng đấu loại trực tiếp Asian Cup 2019, sau khi “trảm” HLV trưởng, đội bóng xứ Chùa Vàng đã chỉ đạo một nhà cầm quân không đạt chuẩn - chưa có chứng chỉ Pro Licensedo Liên đoàn Bóng đá thế giới cấp. Theo giải thích từ Ban tổ chức, Hiệp hội bóng đá Thái Lan đã cam kết ông Yodyadthai sẽ theo học khóa đào tạo để lấy chứng chỉ sau khi Asian Cup 2019 khép lại và thật ngạc nhiên là AFC đã chấp thuận cho vị chiến lược gia tạm quyền này “chính danh” ngồi ghế chỉ đạo.

Ở góc độ khác, sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội đã nhiều lần chứng kiến việc nhà cầm quân Lê Thụy Hải vì không có đủ bằng cấp cần thiết đã “lách luật” bằng cách đăng ký chức danh Giám đốc Kỹ thuật (nhưng trên thực tế là HLV trưởng) thời còn dẫn dắt đội bóng bên bờ sông Mã cũng như B.Bình Dương.

Chúng tôi không phủ nhận sự thật phũ phàng là trong quá khứ, các giải đấu ở ta từng phải chịu hệ lụy, hậu quả rất lớn khi có một đội bóng bỏ cuộc (nào phải tính lại điểm - do hủy kết quả các trận có liên quan đến đội bỏ cuộc, nào sắp xếp lại lịch ra sân từng vòng, nào thay đổi điều lệ thi đấu, số đội xuống hạng hoặc đá play-off...). Do đó, thật khó tưởng tượng những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu cùng lúc 4 CLB phải tạm thời “nghỉ chơi”. Cho nên, trong nhiều trường hợp, vì đại cục, người ta buộc phải nới lỏng điều lệ. Việc VFF đồng ý cho một số CLB “nợ chuẩn” dẫu sao vẫn có thể bao biện bằng lý lẽ: “Đến AFC còn cho nợ, nữa là VFF!”.

Song, câu chuyện 4/14 đội bóng V.League không đáp ứng được tiêu chí về hạ tầng, hệ thống đào tạo, con người... mà vẫn được VFF “nhắm mắt làm ngơ” mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Cái gọi là “ngoại lệ” chỉ có thể áp dụng với 1 trường hợp, trong những tình huống bất khả kháng như ở đợt phong chức danh GS, PGS mới nhất ở ta, trong danh sách 75 người đạt chuẩn giáo sư, chỉ có 1 trường hợp được xét đặc cách. Việc giải chuyên nghiệp có tới gần 30% số đội “không đạt chuẩn” so với quy định mà vẫn tặc lưỡi cho qua thì đó chỉ có thể là sự dễ dãi trong quản lý, thiếu chuyên nghiệp trong điều hành.

Để xây dựng một giải đấu thực sự chuyên nghiệp và xa hơn là vươn mình “ra biển lớn”, điều đầu tiên cần thực hiện là phải nghiêm chỉnh chấp hành “tiêu chí”, “điều lệ” chứ không phải nhìn vào những lỗ hổng của quy chế rồi tìm cách “lách luật”, nếu không lách được thì cho phép tồn tại... 4 ngoại lệ.

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]