(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Mặc dù không có nhiều VĐV tham gia ở toàn bộ nội dung trong các giải đấu trong nước, nhưng các võ sỹ Judo Thanh Hóa đã xây lên nhiều thành tích, trang điểm thêm sắc màu bộ sưu tập thành tích của thể thao thành tích cao Thanh Hóa. Sau những ánh hào quang từ những tấm huy chương có được từ trên các đấu trường, họ lại trở lại với những khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cái khó của Judo

(VH&ĐS) Mặc dù không có nhiều VĐV tham gia ở toàn bộ nội dung trong các giải đấu trong nước, nhưng các võ sỹ Judo Thanh Hóa đã xây lên nhiều thành tích, trang điểm thêm sắc màu bộ sưu tập thành tích của thể thao thành tích cao Thanh Hóa. Sau những ánh hào quang từ những tấm huy chương có được từ trên các đấu trường, họ lại trở lại với những khó khăn.

Judo vốn là môn võ nhu đạo của Nhật Bản, du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước. Các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre...vốn là đất sống của môn võ này. Đây là môn võ lấy nhu để thắng cương, dựa vào lực đối phương để ra đòn áp chế. Môn võ này phát triển mạnh ở nhiều nước, có nhiều chính trị gia nổi tiếng trên thế giới cũng tập luyện.

Ở Thanh Hóa, môn võ nhu đạo du nhập từ khoảng năm 1990. Trải qua nhiều nỗi thăng trầm, đến năm 2009 được thành lập thành bộ môn riêng thuộc Trung tâm Huấn luyện TDTT. Từ ngày thành lập đến nay, bộ môn này đã duy trì được tiếng tăm của thể thao Thanh Hóa trên các đấu trường trong nước và quốc tế.

Cụ thể, qua các lần tổ chức Seagames, các võ sỹ của Thanh Hóa đều giành được huy chương. Năm 2015, các võ sỹ Judo bên bờ sông Mã đã giành được vị trí thứ 5 trong cả nước với 1HCV, 1HCB và 1 HCĐ. Mới đây nhất, họ lại giành được thêm 1 HCV và 1 HCB trong một giải đấu lớn của châu lục là Đại hội thể thao bãi biển châu Á tại Đà Nẵng vào tháng 9 vừa qua.

Những gương mặt nổi trội của bộ môn này phải kể đến Bùi Thị Hòa (SN 1988), Hoàng Thị Tình (SN 1995), Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1991), Nguyễn Văn Thắng (SN 1992)... Trong số này, võ sỹ Bùi Thị Hòa đã nhiều lần đạt HCV ở các giải vô địch Đông Nam Á và Seagames.

Một giờ tập luyện của bộ mônJudo Thanh Hóa.

Trên thực tế, Thanh Hóa không phải là địa phương có phong trào Judo phát triển mạnh như các tỉnh phía Nam. Và hiện trong tỉnh cũng chưa có câu lạc bộ tập luyện môn võ này, nên có được những thành tích trên là một kỳ tích. Hiện tại, so ở phía Bắc thì xứ Thanh chỉ đứng sau nhà giàu Hà Nội mà thôi.

Cũng bởi không có câu lạc bộ tham gia tập luyện môn võ này nên việc tuyển chọn VĐV cũng là chuyện không dễ. Theo ông Nguyễn Công Hà - Phó phòng Quản lý Huấn luyện, kiêm Trưởng bộ môn Judo: Thường thì đầu năm, các huấn luyện viên phải đi về các làng quê xem các hội vật để tuyển chọn VĐV. Theo ông, môn vật của Việt Nam và Judo có nhiều điểm tương đồng nên tuyển VĐV vật để làm võ sỹ Judo cũng có thể được. Nhưng chất lượng không cao lắm.

Bản thân ông Nguyễn Công Hà cũng từng là đô vật có tiếng trong cả nước. Ông là đô vật kiện tướng đầu tiên của Thanh Hóa. Sau khi tốt nghiệp Đại học TDTT ông Hà đã có nhiều phen lao đao với vật và Judo. Bản thân ông là một trong những người có nhiều công trạng để khôi phục và xây dựng bộ môn Vật và Judo trực thuộc Sở TDTT vào năm 2007.

Thêm một thiệt thòi khác của Judo Thanh Hóa là hiện họ mới chỉ tập luyện để cạnh tranh huy chương ở 11 hạng cân đối kháng cả nam và nữ. Trong khi đó, bộ môn này trong nước có tới 18 hạng cân đối kháng và nhiều nội dung của quyền. Đây cũng là điều lý giải việc bộ môn này không soán được các ngôi đầu như nhiều bộ môn võ khác trong tỉnh.

Ngoài ra, trong tập luyện, các võ sỹ Judo còn phải tập chung thảm với các đô vật do thiếu sân. Hai bộ môn này thường xuyên phải chia và đổi giờ để tập luyện, nên rất khó tạo được yếu tố "sung" cho các VĐV vào thi đấu. Dù khó, nhưng họ vẫn làm nên chuyện huy chương và khẳng định thứ hạng tốp đầu cả nước.

Đông Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]