(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thông tin CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh chiêu mộ cựu tuyển thủ quốc gia Đoàn Việt Cường - cầu thủ có quá khứ “ăn chơi” - là chuyển động rất đáng để suy ngẫm, nhất là khi chúng ta đặt nó trong chính sách chiêu mộ, tuyển dụng lao động hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Câu chuyện thể thao: Sách lược dụng nhân

(VH&ĐS) Thông tin CLB Bóng đá TP Hồ Chí Minh chiêu mộ cựu tuyển thủ quốc gia Đoàn Việt Cường - cầu thủ có quá khứ “ăn chơi” - là chuyển động rất đáng để suy ngẫm, nhất là khi chúng ta đặt nó trong chính sách chiêu mộ, tuyển dụng lao động hiện nay.

Cái tên Đoàn Việt Cường ít nhiều sẽ gợi cho khán giả cả nước những ký ức về một tài năng bóng đá xứ bưng biền. Tuy nhiên, bên ngoài sân cỏ, Cường còn là play-boy đích thực ở giải chuyên nghiệp. Hẳn người hâm mộ cả nước vẫn chưa quên phát ngôn “cực sốc” của Đoàn Việt Cường cuối mùa giải 2011: Muốn tìm bến đỗ mới ở Sài Gòn thay cho Hoàng Anh Gia Lai vì phố núi… quá buồn, ít điểm ăn chơi!

Với “điểm đen” trong lí lịch ấy, đùng một cái, Việt Cường trở lại giải chuyên nghiệp và khoác trên mình chiếc áo đấu của CLB TP Hồ Chí Minh.

Về hình thức, đây là quyết định có phần khó lý giải của Chủ tịch Lê Công Vinh bởi lâu nay, sân cỏ nói riêng và các ngành nghề khác trong xã hội nói chung đều có cái nhìn khá dè dặt về những đối tượng từng có “tì vết” trong quá khứ. Phải chăng người đứng đầu đội chủ sân Thống Nhất đã có cái nhìn “thoáng” hơn trong tuyển dụng?

Để tìm ra đáp án, hãy nhắc lại những chuyển động tương tự, từng diễn ra nơi hậu trường đội bóng bên bờ sông Mã cách đây vài mùa giải.

Ngày còn nắm quyền ở CLB Thanh Hóa, Chủ tịch Nguyễn Văn Đệ từng đưa về TP Thanh Hóa không ít cầu thủ quá khứ có “vấn đề”. Đó là một Quốc Vượng chủ mưu trong vụ bán độ động trời tại SEA Games 23. Đó là những Bật Hiếu - “đồng bọn” của Quốc Vượng, Anh Tuấn, Việt Thắng... Dưới trướng ông bầu này còn có sự phục vụ của huấn luyện viên Triệu Quang Hà - một nhà cầm quân có vô số quan hệ “phức tạp” ngoài sân cỏ.

“Sách lược dụng nhân” của bầu Đệ đã được một số chuyên gia bóng đá nước nhà lưu tâm và đưa ra lý giải, có thể xem là khá thỏa đáng. Trong bối cảnh thất nghiệp tràn lan, khó tìm bến đỗ... cầu thủ thường có tâm lý chọn được một đội bóng để trao thân gửi phận là tốt rồi. Họ không quan tâm nhiều (chính xác là không dám đề cập) đến lương thưởng. Tâm lý này cũng khiến các “con ngựa bất kham” luôn chịu nhún khi thương thảo hợp đồng, chấp nhận tuân thủ những điều khoản riêng mà Ban lãnh đạo đội bóng mới đưa ra.

Thực tế sân Thanh Hóa sau đó đã chứng minh, khi đã “nắm đằng chuôi” về hợp đồng thì bầu Đệ gần như toàn thắng trong các cuộc chiến pháp lý.

Trở lại bản hợp đồng mới của CLB TP HCM. Liệu đây có phải là phép tính mạo hiểm của vị Chủ tịch trẻ tuổi Lê Công Vinh(?) hay vị Chủ tịch trẻ tuổi này đã có cái nhìn thoáng hơn về quá khứ cầu thủ?

Câu trả lời nhiều khả năng là “không”! Mặc dù cả hai từng có thời gian cùng chinh chiến trong màu áo đội tuyển quốc gia nhưng mối quan hệ Công Vinh - Việt Cường hiện tại thực chất là giao dịch giữa doanh nghiệp và người lao động. Công Vinh đại diện cho “ông chủ”, chủ động trong việc đưa ra quy định và hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Vậy nên lãnh đạo CLB TP HCM (cũng như CLB Thanh Hóa trước đây) chẳng việc gì phải “sợ” những nhân viên mới như Đoàn Việt Cường.

Đó là chưa kể trong bối cảnh không một ông bầu nào dám đặt niềm tin vào Đoàn Việt Cường thì việc Lê Công Vinh “đi ngược xu thế” có thể ví như động tác “ban ơn”, khiến Cường toàn tâm toàn ý phục vụ đội bóng mới.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]