(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh Đại hội Thể thao châu Á (Á vận hội, Asiad) 2018 chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ khởi tranh (khai mạc ngày 18/8), chủ nhà Indonesia tiếp tục gây sốc với người hâm mộ khi cắt bỏ hạng cân 50kg (dành cho nữ), 80kg (đối với nam) khỏi danh sách những nội dung thi đấu của môn Pencak Silat. Một thông điệp chứng tỏ “người Indo” đã sẵn sàng cho công cuộc... “vơ vét” huy chương!

Tin liên quan

Đọc nhiều

Có một “hội làng” ở Asiad 2018!

Trong bối cảnh Đại hội Thể thao châu Á (Á vận hội, Asiad) 2018 chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ khởi tranh (khai mạc ngày 18/8), chủ nhà Indonesia tiếp tục gây sốc với người hâm mộ khi cắt bỏ hạng cân 50kg (dành cho nữ), 80kg (đối với nam) khỏi danh sách những nội dung thi đấu của môn Pencak Silat. Một thông điệp chứng tỏ “người Indo” đã sẵn sàng cho công cuộc... “vơ vét” huy chương!

Qua nhiều Đại hội thể thao khu vực cũng như châu lục gần đây, chúng ta đã biết Việt Nam và Indonesia là hai trong số những cường quốc về Pencak Silat, “kèn cựa” nhau từng tấm huy chương. Bộ môn còn được gọi tên là “võ nhà binh” này đã sản sinh cho dải đất hình chữ S nhiều gương mặt nổi tiếng mà điển hình là Phạm Thị Tươi và Nguyễn Duy Tuyến - những VĐV từng cán đích ở vị trí cao nhất tại SEA Games 29 diễn ra cách đây chưa lâu, lần lượt ở các hạng cân 50kg (nữ) và 80kg (nam).

Tuy nhiên, như đã nói, cả 2 nội dung này đều đồng loạt bị nước chủ nhà cắt bỏ - một “chiêu bài” không mới nhưng chưa bao giờ cũ đối với xứ Vạn đảo nói riêng, nhiều quốc gia Đông Nam Á khác nói chung: không chắc thắng thì cứ thẳng tay loại nội dung sở trường của đối phương khỏi danh sách nội dung thi đấu chính thức.

Chẳng phải thế sao khi cách đây 3 năm, trong tâm thế chủ nhà SEA Games 29 (2017), Malaysia đã khiến cả khu vực sửng sốt khi dự kiến “dẹp” cùng lúc hàng loạt nội dung, trong đó có những môn rất quan trọng thuộc hệ thống thi đấu Olympic nhưng không phải thế mạnh của “người Mã” như: thể hình, bóng đá nữ, vật, boxing nữ, cử tạ nữ... Trước đó 4 năm, “bài” này cũng được Myanmar hăm hở áp dụng dẫn tới hệ quả làrất nhiều VĐV các môn thể dục dụng cụ, vật phải “theo dõi qua vô tuyến” do một số nội dung thi đấu bị nước chủ nhà SEA Games 27 “bấm lệnh dừng”.

Song dẫu sao thì chuyển động ấy vẫn mang dáng dấp “chuyện nội bộ” giữa các quốc gia trong khu vực. Đằng này, khi đã ra “biển lớn” mà nước chủ nhà ASIAD 18 vẫn áp tư duy “ao làng” trong công tác tổ chức thì quả là khó có thể thông cảm. Chưa hết, song song với việc triệt tiêu sức mạnh đối thủ, xứ Vạn đảo còn ráo riết vận động và đã thành công trong việc đưa Bridge (người chơi sẽ sử dụng... 52 quân bài tú-lơ-khơ để phân định thứ hạng; theo quan sát của báo giới thì luật chơi của Bridge có nhiều điểm tương đồng với trò giải trí được gọi tên là “tá lả” hay “đánh phỏm” ở Việt Nam) vào nội dung thi đấu chính thức đồng thời giành cho nội dung này từ 4-6 bộ huy chương.

Cần phải nói thêm là ngay cả Pencak silat - môn võ truyền thống của Indonesia và khá phổ biến trong khu vực song chưa từng được hiện diện ở 17 kỳ Á vận hội trước đó. Vậy nên, việc Pencak silat, Bridge lần đầu tiên xuất hiện ở Asiad 2018, xét cho cùng vẫn chỉ là những biểu hiện của “căn bệnh thành tích” đã rất phổ biến và ngày càng trở nên “trầm trọng”. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia thể thao dự đoán: cùng với Bridge, thành tích từ môn Pencak silat sẽ cải thiện đáng kể bảng tổng sắp huy chương của Indonesia tại Asiad 2018.

Một thực tế không thể phủ nhận là cùng với việc đưa Pencak silat, Bridge vào Á vận hội, người Indonesia vô tình đã “tầm thường hóa” sân chơi thể thao danh giá nhất châu lục.

Nguy hiểm hơn, chẳng có gì đảm bảo lối tư duy này không trở thành tiền lệ, không được các nước chủ nhà khác áp dụng ở những kỳ Asiad trong tương lai.

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]