(vhds.baothanhhoa.vn) - Chiến thắng cuối cùng của mùa bóng 2017 trên sân Vinh trong trận Derby Bắc Trung Bộ đã giúp đội bóng bên bờ sông Mã giành ngôi vị Á quân V.League 2017. Đây là thành tích tốt nhất trong lịch sử, kể từ ngày bóng đá Thanh Hóa trở lại sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Có một thứ không mua được bằng tiền

Chiến thắng cuối cùng của mùa bóng 2017 trên sân Vinh trong trận Derby Bắc Trung Bộ đã giúp đội bóng bên bờ sông Mã giành ngôi vị Á quân V.League 2017. Đây là thành tích tốt nhất trong lịch sử, kể từ ngày bóng đá Thanh Hóa trở lại sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội.

FLC Thanh Hóa đã giành ngôi Á quân V.League 2017.

Chuyển động làng cầu quốc nội những năm qua đã chứng minh, ngay từ ngày V.League mới chập chững lên chuyên nghiệp, nhiều ông bầu đã áp dụng và nhanh chóng thành công qua sách lược “mua nhiều + thưởng lớn”. “Con đường tắt” này xem ra rất khả dĩ để Hoàng Anh Gia Lai, Đồng Tâm Long An, B.Bình Dương luân phiên thống trị giải chuyên nghiệp trong suốt 6 mùa bóng (từ 2003 đến 2008). Đáng nói hơn, công thức này chưa có dấu hiệu lạc hậu khi dăm bảy mùa giải trở lại đây, Hà Nội T&T - một đại gia V.League liên tục góp mặt trong nhóm dẫn đầu.

Cần phải nói thêm là sau hai lần giành thêm vương miện vào các năm 2014, 2015 với đội ngũ “lính đánh thuê” đông đảo, tinh nhuệ, đội bóng đất Thủ Dầu Một đã “mạo hiểm” thi hành chính sách “thắt lưng buộc bụng” và đã phải trả giá bằng hai mùa giải trắng tay liên tiếp. Thực tế ấy tái khẳng định “chân lý”: Ở V.League, “thiên đường” không có chỗ cho “con nhà nghèo”!

V.Legue 2017 là mùa giải mà bóng đá xứ Thanh có sự đầu tư cực lớn. Dẫu không nói ra thì ai cũng biết, lãnh đạo đội bóng rất quyết tâm lần đầu đưa “vàng” về đại bản doanh câu lạc bộ và điều này được cụ thể hóa bằng hàng loạt bản hợp đồng đắt tiền: Uche, Tiến Thành, Trọng Hoàng, Văn Hoàn... Đặc biệt là sự hiện diện của nhà cầm quân lão luyện Petrovic trên băng ghế huấn luyện. Cùng với những ngôi sao “sáng” đã hội tụ về từ trước, có thể nói, những gì tinh túy nhất của làng cầu quốc nội đã tụ cả về TP Thanh Hóa.

Oái oăm thay, dẫu có cả “điều kiện cần” (lực lượng) lẫn “điều kiện đủ” (lương, thưởng) nhưng người xứ Thanh vẫn lỗi hẹn với cúp Vàng!

Người ta đổ lỗi cho may mắn - điều này có lý khi học trò của ông Petrovic hơn một lần sút hỏng phạt đền và không ít lần tự bắn vào chân mình (đá phản lưới nhà) - cùng mối quan hệ “mờ ám” từ “liên minh nhà bầu Hiển” - yếu tố này cũng không sai nhưng đừng quên rằng B.Bình Dương và thậm chí là Sông Lam Nghệ An (năm 2011) vẫn đăng quang, bất chấp những cái “bắt tay ngầm” nơi hậu trường (nếu có).

Đồng cảm với sự “cay đắng” của ông thầy người Serbia, chung nỗi buồn với hàng triệu tín đồ túc cầu giáo tỉnh nhà ... song chúng ta cần tỉnh táo thừa nhận một thực tế là đội bóng đá FLC Thanh Hóa dưới sự chỉ đạo của “bố già” Petrovic vẫn chưa có tầm vóc, bản lĩnh của một ông vua khi nhiều thời điểm các cầu thủ chưa đứng vững trước sức ép.

Chứng kiến hình ảnh đội bóng bên bờ sông Mã chia điểm trước Hà Nội FC rồi thúc thủ trước Quảng Nam ngay trên sân nhà không thể không liên tưởng tới hình ảnh Sài Gòn Xuân Thành cách đây nửa thập kỷ. Cũng rầm rộ tuyển binh, cũng “ồn ào” với các khoản “thưởng nóng” nhưng yếu tố duy nhất còn thiếu của đội bóng dưới quyền cựu bầu Nguyễn Đức Thụy là chiến thắng trước đối thủ trực tiếp thì lực bất tòng tâm.

Bản lĩnh của một ứng viên vô địch - xem ra đó là cái mà bầu Thụy và các vị lãnh đạo của FLC Thanh Hóa không thể mua được, dù đã chi ra “cả đống tiền”!

Song quan trọng hơn là người hâm mộ đang trông đợi diện mạo của FLC Thanh Hóa sẽ thế nào tại V. League 2018? Không rõ Ban lãnh đạo đội bóng có tiếp tục sách lược cũ khi những điều cần làm thì họ đã làm và thực hiện rất tốt ở V.League 2017!?

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]