(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Quả thật, dẫu có óc tưởng tượng phong phú đến mấy thì cũng khó để hình dung ra diễn biến câu chuyện liên quan đến chức danh Phó Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 29 diễn ra tại Malaysia từ ngày 19-30/8 tới đây: Từ 10 người phải rút xuống chỉ còn 2 Phó Trưởng đoàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 29: ‘Nóng’ chuyện cấp phó!

(VH&ĐS) Quả thật, dẫu có óc tưởng tượng phong phú đến mấy thì cũng khó để hình dung ra diễn biến câu chuyện liên quan đến chức danh Phó Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 29 diễn ra tại Malaysia từ ngày 19-30/8 tới đây: Từ 10 người phải rút xuống chỉ còn 2 Phó Trưởng đoàn.

Như chúng ta đã biết, cách đây vài ngày, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Trần Đức Phấn đã chính thức được phê duyệt là người “đứng mũi chịu sào” của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 29. Giúp việc cho ông Phấn là 10 Phó Trưởng đoàn, đồng thời cũng là người đứng đầu một số ban, ngành quản lý, đào tạo thể thao như các Vụ Thể thao thành tích cao, Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia...

Ngay sau khi danh sách này được công khai, con số 10 Phó trưởng đoàn đã thổi bùng lên những tranh cãi không dứt. Kẻ bảo “quá nhiều!”, người lại cho rằng những kỳ SEA Games trước, chúng ta đã có tới 7,8 vị trí tương tự thì thêm 2-3 người “vẫn chấp nhận được!”. Trao đổi với báo giới, Trưởng đoàn Trần Đức Phấn bày tỏ quan điểm, đại ý: Do kỳ đại hội này lượng thành viên của chúng ta rất đông đảo (lên tới 693 người) nên cần phân mảng công việc cho mỗi cá nhân phụ trách. 10 Phó trưởng đoàn tương ứng với 10 đầu việc (từ hậu cần tới tài chính, di chuyển...) là vừa vặn! Tuy nhiên, để chứng tỏ rằng Tổng cục TDTT “biết lắng nghe”, các lãnh đạo thể thao nước nhà đã quyết định “gút” lại danh sách: Chỉ đăng ký chức danh này cho 2 cá nhân mà thôi.

Vậy 8 người còn lại sẽ “đi đâu” và “làm gì”? Xin được nói ngay là gần như không có bất kỳ thay đổi nào đáng kể đối với những cá nhân này. Họ vẫn thuộc thành viên đoàn, vẫn đảm nhiệm công việc được phân công trước đó. Điểm khác biệt sau khi “tái cơ cấu” chỉ là không còn ở cương vị Phó trưởng đoàn nữa mà được “hô biến” thành... cán bộ. Và kỳ lạ thay, thao tác này đã “dẹp yên” được dư luận.

Rõ ràng, yếu tố khiến dư luận “dậy sóng” chính là ở góc độ “cái danh”; nó bắt nguồn từ thực tế là thời gian gần đây, truyền thông cả nước liên tục phản ánh thực trạng ở không ít cơ quan, tổ chức “nhìn đâu cũng thấy lãnh đạo!”.

Phải chăng, các quan chức thể thao nước nhà đã có phần lạc hậu về thông tin khi vẫn vô tư “dập khuôn” mô hình cán bộ từ các kỳ đại hội trước (7-8 Phó trưởng đoàn/ đại hội) mà không biết rằng “chuyện cấp phó” đang là vấn đề “nóng bỏng” của toàn xã hội, luôn khiến dư luận cảm thấy “dị ứng”.

Câu hỏi đặt ra là sau khi bị “cắt” mất 8 cấp phó, Đoàn Thể thao Việt Nam có vận hành trơn tru và làm tốt công tác hậu cần ở SEA Games 29? Chúng tôi tin là “có” bởi như đã nói, sự thay đổi chỉ diễn ra ở góc độ “chức danh” chứ không đổi thay về “số lượng”. Nói cách khác, bộ máy nhân sự của Đoàn chỉ là “bình mới rượu cũ” - hỗ trợ cho Trưởng đoàn Trần Đức Phấn, ngoài 2 vị Phó “chính danh” vẫn còn 8 người đồng cấp nhưng “không chính danh” khác.

Và quan trọng hơn, từ những “lùm xùm” xung quanh câu chuyện cấp Phó hy vọng những người có trách nhiệm sẽ rút ra được bài học cần thiết về tính minh bạch. Chúng tôi tin rằng: Khi công khai danh tính, nếu minh bạch cả công việc được giao để chứng tỏ sự hợp lý và cần thiết thì số lượng Phó trưởng Đoàn thể thao Việt Nam, kể cả trong trường hợp “nhiều hơn 10 người” cũng chẳng khiến dư luận “ồn ào” đến thế.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]