(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước trận thư hùng giữa hai đội tuyển: Thái Lan và Indonesia trong khuôn khổ bảng G, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra, Ban huấn luyện Đội bóng xứ Vạn đảo gây sốc với người hâm mộ châu lục khi quyết định “đuổi” hậu vệ Nurhidayat Haji Haris về nước. Nguyên nhân được trợ lý huấn luyện viên (HLV) Nova Arianto giải thích là do Nurhidayat vi phạm kỷ luật dinh dưỡng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khẩu vị và chuyện kỷ luật

Trước trận thư hùng giữa hai đội tuyển: Thái Lan và Indonesia trong khuôn khổ bảng G, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra, Ban huấn luyện Đội bóng xứ Vạn đảo gây sốc với người hâm mộ châu lục khi quyết định “đuổi” hậu vệ Nurhidayat Haji Haris về nước. Nguyên nhân được trợ lý huấn luyện viên (HLV) Nova Arianto giải thích là do Nurhidayat vi phạm kỷ luật dinh dưỡng.

Khẩu vị và chuyện kỷ luật

Cụ thể hơn, theo giáo án của HLV thì các tuyển thủ xứ Vạn đảo phải ăn nhiều món chứa protein, nhưng yêu cầu này đã bị Nurhidayat từ chối. Đáng nói hơn, hành động “cãi lời” HLV trưởng này đã diễn ra ngay trước mặt đầy đủ cầu thủ, ban huấn luyện đội nhà. Hậu quả là Nurhidayat đã phải “xách va li về nước” theo đúng nghĩa đen.

Chế độ dinh dưỡng của cầu thủ, vận động viên vốn rất quan trọng và được yêu cầu thực thi đầy đủ, nghiêm ngặt. Các chuyên gia dinh dưỡng thể thao cho biết, khẩu phần ăn của cầu thủ không chỉ nhằm mục đích duy trì thể lực, tăng sức bền mà còn có tác dụng rất lớn trong việc phục hồi chấn thương. Chẳng thế mà theo tiết lộ của tiền đạo Nguyễn Công Phượng, ở câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai - đội bóng có chế độ tập luyện, giáo áo “chuẩn Châu Âu” - hàm lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của anh phải đảm bảo 1.000 kcal cho bữa sáng, 2.000 kcal cho bữa trưa, bữa tối là 1.500 kcal, còn phải kể tới 400g rau củ và 200 - 300g quả chín... kết hợp thêm với 1.000ml sữa dạng tươi hoặc chế phẩm.

Nói cách khác, với giới “quần đùi áo số”, thực đơn hàng ngày cũng là một dạng “giáo án”, yêu cầu họ phải “hoàn thành nghĩa vụ”! Song, không phải lúc nào cầu thủ cũng có thể “nuốt trôi” được.

Hẳn người hâm mộ vẫn chưa quên một chuyển động “ngỡ như đùa”, liên quan đến thực đơn của đội tuyển Việt Nam gần hai thập kỷ trước. Đó là thời điểm làng bóng nước nhà mới bắt đầu chuyên nghiệp hóa nên dưới sự dẫn dắt, chỉ đạo của cựu HLV trưởng Letard, cầu thủ, người hâm mộ đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác mà một trong số đó chính là bản “giáo án” ẩm thực “xưa nay hiếm”.

“Hiếm” bởi thời điểm ấy, đa số cầu thủ chỉ được khuyến cáo tránh xa các đồ ăn cay, nóng; nói “không” với rượu - bia, chất kích thích... còn về cơ bản vẫn là ăn theo thói quen, khẩu vị. Chính vì vậy, trong nhiều bận “đem chuông đi đánh xứ người” tại các kỳ AFF Suzuki Cup, SEA Games... do không thể lập tức thích nghi với đồ ăn do nước bạn cung cấp, cầu thủ của chúng ta thường mang theo vài thùng... mỳ ăn liền để “phòng thân” - giải pháp có phần “ngây thơ”, bất đắc dĩ vì ai cũng biết, mỳ ăn liền chỉ có tác dụng “lấp đầy dạ dày” chứ không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là với những người vận động cường độ cao.

Và “hiếm” nữa bởi HLV Letard buộc các học trò phải dùng “Xê sủi”, Oresol, uống nước nhân trần thay cho nước lọc. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn “thụ giáo” ông thày ngoại, đội tuyển Việt Nam đã “vỡ” ra được khá nhiều điều.

Trở lại câu chuyện đang gây xôn xao hậu trường đội tuyển Indonesia. Không khó để nhận thấy, trong việc Nurhidayat bị loại trước giờ bóng lăn có cả hai yếu tố: “khẩu vị” (anh này không thích ăn thức ăn chứa nhiều protein) và “kỷ luật” (không tuân theo giáo án ẩm thực của HLV trưởng).

Điều này có nghĩa, nơi hậu trường các đội tuyển, khẩu vị luôn là vấn đề cần được quan tâm, xử lý hài hòa, nhất là với những đội tuyển được huấn luyện bởi các HLV ngoại. Quan trọng hơn, trong một đội bóng, vấn đề kỷ luật luôn phải được đề cao.

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]