(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày này, câu chuyện 2 cầu thủ thuộc thế hệ vàng (cách đây hơn hai chục năm) của CLB bóng đá lừng danh xứ sương mù Manchester United (M.U): Ryan Giggs cùng người đồng đội Paul Scholes đến Việt Nam làm Giám đốc Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ (PVF) đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sao M.U đến Việt Nam - phi vụ làm truyền thông!

Những ngày này, câu chuyện 2 cầu thủ thuộc thế hệ vàng (cách đây hơn hai chục năm) của CLB bóng đá lừng danh xứ sương mù Manchester United (M.U): Ryan Giggs cùng người đồng đội Paul Scholes đến Việt Nam làm Giám đốc Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ (PVF) đã và đang thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ cả nước.

PVF không phải cái tên quá xa lạ với khán giả cả nước và là “địa chỉ đỏ” đào tạo các tài năng bóng đá trẻ khi giành chức vô địch U15 năm 2017 và đóng góp rất nhiều thành viên trong đội hình các đội U15, U16 quốc gia. Trong vòng 8 năm (từ 2010 đến 2017), các lứa “em là búp măng non” của lò PVF góp mặt trong 18 trận chung kết và đăng quang tới 15 lần. Cứ trên lý thuyết mà suy thì tiềm năng ấy cộng với những ghi nhận, đánh giá có trọng lượng của Ryan Giggs, Paul Scholes… thậm chí họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, chẳng mấy chốc làng bóng nước nhà sẽ “vươn vai Phù Đổng” và lời khẳng định chắc như “đinh đóng cột”, như “dao chém đá” của Ryan Giggs rằng sẽ đưa đội tuyển bóng đá Việt Nam tham dự World Cup 2030 không phải không có căn cứ.

Nhìn nhận một cách khách quan, tài năng của tiền vệ người xứ Wales trên sân cỏ là điều không phải bàn cãi nhưng Ryan Giggs chưa bao giờ nổi danh về đào tạo các tài năng bóng đá trẻ. Và trên danh nghĩa là Cố vấn kỹ thuật, giúp PVF hoàn thiện giáo trình và phương pháp huấn luyện cầu thủ cho những giải đấu đỉnh cao nhưng kể từ ngày “treo giày” đến nay, Paul Scholes chưa từng thử sức ở công việc này. Bởi vậy, đằng sau sự rộn ràng của buổi khánh thành Trung tâm cách đây vài ngày, người hâm mộ không thể không đặt ra câu hỏi: Người ta cần gì từ hai cựu cầu thủ M.U?

Như chia sẻ từ chính Ryan Giggs, anh (cũng như Paul Scholes) sẽ có mặt ở Trung tâm 3 lần/năm để chung tay thiết lập kế hoạch chi tiết cho cơ sở đào tạo. Nói cách khác, hai “ngôi sao” của M.U chỉ làm việc theo kiểu… cho có, tức còn lâu mới được part time (bán thời gian). Nói cách khác, số lần xuất hiện trên chiếc ghế “nóng” nhất Trung tâm của 2 anh này chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn mọi hoạt động ở Trung tâm vẫn do HLV Hoàng Anh Tuấn trong cương vị Trưởng Ban huấn luyện phụ trách.

Điều này dễ khiến khán giả liên tưởng tới tác dụng của “ông hoàng nhạc sến Ngọc Sơn cách đây vài năm, khi Ngọc Sơn được ông bầu Nguyễn Đức Thụy lúc đó mời về CLB Sài Gòn Xuân Thành (đã giải thể) làm Chủ tịch Hội cổ động viên.

Tuy nhiên, nói cho đúng thì vai trò của Giggs không “thuần giải trí” như những MC, ca sĩ trên sân Thống Nhất năm nào bởi chí ít, PVF sẽ tận dụng được kinh nghiệm của sao MU, được đúc rút từ những năm tháng thi đấu ở một trong những nền bóng đá phát triển nhất thế giới.

Nói tóm lại, thời điểm hiện tại, câu chuyện của Giggs mang cả hai thông điệp. Nó là một thương vụ “mua chất xám” (mua được đến đâu thì chưa biết) song lại mang đậm dấu ấn của một phi vụ làm truyền thông hay chiêu trò PR. Vậy nên, sẽ không bất ngờ nếu một ngày kia, bộ đôi Ryan Giggs - Paul Scholes lặng lẽ biến mất khỏi băng ghế chỉ đạo PVF khi “thương hiệu” của họ không phải là chiếc đũa thần trong truyện cổ tích.

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]