(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày này, tâm điểm của làng bóng nước nhà chính là vòng loại U23 châu Á, giải đấu mà HLV Park Hang - seo nhập cuộc trong kỳ vọng không nhỏ của khán giả cả nước (tái lập thành tích Á quân tại giải U23 châu lục năm 2018) cùng sức ép rất lớn từ dư luận sau chuỗi 5 thất bại liên tiếp - trong đó có 4/4 trận gần nhất tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á trước Saudi Arabia, Austraylia, Trung Quốc, Oman.

Sức ép từ dư luận và bản lĩnh huấn luyện viên

Những ngày này, tâm điểm của làng bóng nước nhà chính là vòng loại U23 châu Á, giải đấu mà HLV Park Hang - seo nhập cuộc trong kỳ vọng không nhỏ của khán giả cả nước (tái lập thành tích Á quân tại giải U23 châu lục năm 2018) cùng sức ép rất lớn từ dư luận sau chuỗi 5 thất bại liên tiếp - trong đó có 4/4 trận gần nhất tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á trước Saudi Arabia, Austraylia, Trung Quốc, Oman.

Sức ép từ dư luận và bản lĩnh huấn luyện viên

Để có cái nhìn toàn diện về “sức ép của dư luận”, hãy nhắc lại một chuyển động nơi hậu trường đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam hơn một thập kỷ trước. Trước thềm AFF Suzuki Cup 2008, sau khi tiếp quản chiếc ghế “nóng” nhất làng cầu quốc nội, thầy trò HLV Henrique Calisto đã có chuỗi trận giao hữu rất đáng thất vọng: Đá đâu thua đấy! Lúc bấy giờ, có thể nói, sức ép từ dư luận cả nước là rất lớn. Hàng loạt câu hỏi về năng lực cầm quân của vị chiến lược gia đến từ bán đảo Iberia được đặt ra - đến mức ông

Henrique Calisto đã phải thực hiện một cuộc thăm dò tín nhiệm “xưa nay hiếm” là trao cho mỗi cầu thủ một lá phiếu, yêu cầu họ “tích” vào một trong hai phương án “đồng ý” hoặc “không đồng ý” để ông tiếp tục dẫn dắt đội tuyển cùng phát ngôn: Chỉ cần có một phiếu “bất tín nhiệm”, ông sẽ lập tức từ chức! Chuyển động sau đó ra sao thì ai cũng đã tỏ tường. Ông Henrique Calisto nhận được 100% phiếu tín nhiệm rồi đưa đội tuyển quốc gia bước lên đỉnh cao khu vực bằng chiếc Cúp vàng AFF Suzuki Cup 2008.

Những tưởng HLV Calisto đã quen với sức ép từ bốn phía cầu trường thì hai năm sau, “sóng gió” lại nổi lên từ phía các khán đài.

Bắt đầu bằng thất bại của U23 Việt Nam trận chung kết SEA Games 2009, dù đã rất cố gắng nhưng thầy trò HLV Henrique Calisto cũng đành bất lực nhìn U23 Malaysia bước lên bục cao nhất. Chưa dừng lại ở đó, một năm sau, cũng chính “người Mã” không chỉ chặn đứng mục tiêu “bảo vệ ngôi vương khu vực” của đội tuyển Việt Nam tại Bán kết AFF Suzuki Cup 2010 mà còn châm ngòi cho “trận cuồng phong” mang tên “dư luận”, nhắm thẳng vào chiến lược gia người Bồ Đào Nha. Giữa thời điểm các quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam còn đang cân nhắc việc “tiếp tục” hay “không tiếp tục” gia hạn hợp đồng thì HLV Henrique Calisto quyết định từ nhiệm cùng lời giải thích “ngỡ như đùa”: Vì không chịu nổi áp lực từ dư luận.

Mà không chỉ với HLV Henrique Calisto, nhiều đời HLV trưởng đội tuyển Việt Nam sau khi rời ghế huấn luyện cũng để lại những phát ngôn đầy ám ảnh. Đơn cử như ông thầy người Nhật Bản Toshya Miura trước khi nói “người người ra đi” (tháng 1 năm 2018) đã cay đắng thốt lên: Người Việt Nam rất yêu bóng đá, nhưng đó là phải thứ bóng đá chiến thắng! Còn người kế nhiệm HLV Toshya Miura - ông Nguyễn Hữu Thắng lại ghi dấu ấn với lời châm biếm: Làng bóng nước nhà có 90 triệu HLV (ám chỉ 90 triệu dân đều muốn can thiệp vào công việc chuyên môn của người dẫn dắt đội tuyển).

Thực tế ấy cho thấy, để có thể “trụ vững” trên chiếc ghế huấn luyện trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia, ngoài “điều kiện cần” là năng lực chuyên môn còn phải có “điều kiện đủ” là bản lĩnh vững vàng trước sức ép từ khán giả. Cái áp lực vô hình nhưng có sức “công phá” rất lớn, đủ để “đánh ngã” bất cứ nhà cầm quân nào.

Trở lại câu chuyện đầy tính thời sự của đương kim HLV trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Park Hang - seo. Sau 4 thất bại liên tiếp tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, ông thầy người Hàn Quốc đã và đang phải hứng chịu không ít chỉ trích. Như chúng ta đã biết, vài tuần trước, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã đăng đàn, thẳng thừng phê phán chiến lược gia này cứng nhắc, bảo thủ trong chiến thuật, nhân sự. Chưa hết, quan điểm của “bầu Hiển” đã nhận được không ít tán đồng từ “cộng đồng mạng”.

Điều đáng nói là những lời phê phán ấy dường như đã chạm đến giới hạn chịu đựng của HLV Park Hang - seo. Chẳng thế mà trong cuộc họp báo trước trận Việt Nam - Oman (ngày 13-10-2021), nhà cầm quân người Hàn Quốc không quên đối thoại công khai với bầu Hiển, đại ý: Xin đừng can thiệp vào công việc chuyên môn của HLV; đội tuyển bóng đá quốc gia không phải là đội Hà Nội FC (câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đang thi đấu ở sân chơi V.League mà bầu Hiển có ảnh hưởng rất lớn).

Và quan trọng hơn, trong bối cảnh đội U23 Việt Nam đang chuẩn bị bước vào trận đấu mang tính quyết định với U23 Myanmar ở bảng I, vòng loại U23 châu Á 2022 (lượt trận thứ nhất, Việt Nam - Đài Bắc, Trung Quốc diễn ra ngày 27-10-2021), ông Park Hang - seo hay bất kỳ nhà cầm quân nào khác đều cần sự ủng hộ từ phía người hâm mộ cả nước.

Vậy thì chúng ta có nên tạo thêm sức ép cho HLV trưởng U23 Việt Nam hay không?

Hỏi tức là đã trả lời!

THANH HÀ


THANH HÀ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]