(vhds.baothanhhoa.vn) - Tập đoàn FLC sẽ chính thức rút khỏi bóng đá Thanh Hóa là thông tin được người đứng đầu FLC - ông Trịnh Văn Quyết xác nhận với truyền thông. Một chuyển động có thể nói “không quá bất ngờ” với những ai am tường mô hình bóng đá “doanh nghiệp hóa” nhưng vẫn gợn lên không ít điều đáng để suy ngẫm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập đoàn FLC rút khỏi bóng đá Thanh Hóa: Kết cục tất yếu của mô hình “bóng đá doanh nghiệp”

Tập đoàn FLC sẽ chính thức rút khỏi bóng đá Thanh Hóa là thông tin được người đứng đầu FLC - ông Trịnh Văn Quyết xác nhận với truyền thông. Một chuyển động có thể nói “không quá bất ngờ” với những ai am tường mô hình bóng đá “doanh nghiệp hóa” nhưng vẫn gợn lên không ít điều đáng để suy ngẫm.

“Không quá bất ngờ” bởi cái gọi là “chuyên nghiệp” ở xứ ta thực chất là mối quan hệ theo kiểu... lợi dụng lẫn nhau - đội bóng dựa vào tài chính doanh nghiệp còn doanh nghiệp xem sân cỏ là một “kênh” để quảng bá thương hiệu. Vì vậy, theo nhận định của các chuyên gia, dẫu ông Trịnh Văn Quyết không ngừng nhắc đi nhắc lại chi tiết “đầu tư hàng trăm tỷ đồng” nhưng “chẳng được gì” thì cũng không mấy người hâm mộ tin đó là sự thật.

Còn nhớ, ngày chính thức “kết duyên” cùng bóng đá xứ Thanh, “bầu Quyết” từng đảm bảo “như đinh đóng cột” rằng sẽ “làm bóng đá tử tế”. Thông điệp ấy được hiểu là một sự đầu tư căn cơ, bài bản theo hai tiêu chí: tập trung phát triển bóng đá trẻ và không chạy theo thành tích nhất thời.

Sự thực thì bóng đá trẻ Thanh Hóa cũng có sự đầu tư nhất định nhưng về bản chất, đây là thứ “của để dành” đòi hỏi sự kiên nhẫn từ phía nhà đầu tư bởi thời gian “trồng cây” chờ đến ngày “hái quả” có khi dài tới cả chục năm mà điển hình là lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai JMG nơi phố núi Pleiku của ông bầu Đoàn Nguyên Đức. Song song với vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ đồng phá bỏ rừng cao su lấy đất xây học viện bóng đá, mời các chuyên gia nước ngoài đứng lớp... bầu Đức phải mất 7 năm mới cho “ra lò” “mẻ gang đầu” (chính là những Lương Xuân Trường, Nguyễn Công Phượng... các cầu thủ trụ cột của đội tuyển bóng đá quốc gia ở thời điểm này). Nói cách khác, ở thời điểm FLC nói “lời người ra đi” thì bóng đá trẻ Thanh Hóa vẫn chưa gặt hái được thành tựu nào đáng kể trong công tác đào tạo.

Ở khía cạnh khác, như những gì giãi bày cùng báo giới: tốn “cả đống tiền” mà không thể giành chức vô địch, tấm HCV vẫn là “cánh chim cuối chân trời”... ông Quyết đưa ra một số nguyên nhân nhưng tựu chung lại, khi nghi án “một ông chủ nhiều đội bóng” vẫn chưa “tiệt nọc” ở sân chơi chuyên nghiệp thì FLC Thanh Hóa không thể đăng quang. Điều này có thể không sai, nhưng vô tình lại hé lộ thực tế: Bầu Quyết - cũng như đa số các doanh nghiệp khác ở V.League, khi rẽ ngang sang sân cỏ, rất “thèm khát” tấm HCV!

Cái gọi là “dấu chấm hết” chỉ có nghĩa: những ràng buộc giữa Tập đoàn FLC với sân cỏ hết hiệu lực còn bóng đá không thể “chết”, nhất là ở một địa phương giàu truyền thống và bản sắc như Thanh Hóa. Theo đúng quy trình thì trước thềm V.League 2019, những người có trách nhiệm ở xứ Thanh phải tìm ra một “bà đỡ” khác cho đội nhà.

Dù là phương thức nào đi chăng nữa thì vẫn cần nhắc lại thực tế rằng: mô hình “bóng đá doanh nghiệp” ở xứ ta chưa bao giờ là mô hình phát triển bền vững.

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]