(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau sự kiện Hà Nội FC đăng quang trước 5 vòng đấu, cuộc chạy đua ở nhóm cuối bảng xếp hạng V.League 2018 cũng đã chính thức khép lại sau loạt trận cuối cùng của mùa bóng vừa diễn ra cách đây vài ngày. Với chiến thắng 1-0 trước XSKT Cần Thơ, Nam Định sẽ bước vào trận đấu play-off để xác định suất chuyên nghiệp cuối cùng ở V.League sang năm, trước Hà Tĩnh - đội bóng “mới” nhưng lại rất “cũ” với khán giả cả nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thêm một đội bóng “từ trên trời rơi xuống”

Sau sự kiện Hà Nội FC đăng quang trước 5 vòng đấu, cuộc chạy đua ở nhóm cuối bảng xếp hạng V.League 2018 cũng đã chính thức khép lại sau loạt trận cuối cùng của mùa bóng vừa diễn ra cách đây vài ngày. Với chiến thắng 1-0 trước XSKT Cần Thơ, Nam Định sẽ bước vào trận đấu play-off để xác định suất chuyên nghiệp cuối cùng ở V.League sang năm, trước Hà Tĩnh - đội bóng “mới” nhưng lại rất “cũ” với khán giả cả nước.

Sự xuất hiện cái tên CLB Hà Tĩnh nằm trong chủ trương “lách luật” của đội Hà Nội B. Theo quy định của Ban tổ chức V.League, trong trường hợp giành suất chơi chuyên nghiệp, đội bóng này sẽ không được tham dự V.League sang năm do có cùng chủ sở hữu với Hà Nội FC và để “đi tắt đón đầu”, theo kế hoạch, Hà Nội B sẽ được “rao bán”, đổi tên thành Hà Tĩnh. Tuy nhiên, có lẽ để người hâm mộ miền Trung sớm quen với việc bỗng nhiên có một CLB đóng trên địa bàn nên việc đổi tên này được tiến hành sớm hơn, ngay trước thềm trận play-off của mùa giải.

Nhìn nhận một cách khách quan thì với lãnh đạo Hà Nội B, họ không có sự lựa chọn nào khác. Chỉ có “thay tên, đổi chủ” thì đội bóng này mới có cơ hội tồn tại (trong trường hợp vượt qua Nam Định ở trận play-off như đã nói). Tuy nhiên, dẫu bao biện bằng những mỹ từ nào đi chăng nữa thì sự kiện Hà Nội B được “hô biến” thành Hà Tĩnh, về bản chất vẫn là thương vụ “mua - bán suất chuyên nghiệp” - một trong những chuyển động “xưa như trái đất” ở sân cỏ quốc nội.

Vụ “chào hàng” sớm nhất trong lịch sử V.League được xem là trường hợp của Ngân hàng Đông Á, bán cho Sơn Đồng Tâm Long An năm 2006 rồi sau đúng 1 mùa giải lại được “trao tay” cho cựu bầu Hoàng Mạnh Trường và “chuyển khẩu” ra cố đô Hoa Lư với tên gọi Vinakansai Ninh Bình để tham dự giải hạng Nhất 2007. Từ đó đến nay là vô số thương vụ tương tự như Quân khu 4 - Navibank Sài Gòn (2010), Thể Công - Lam Sơn Thanh Hóa (2010), V&V - Xuân Thành Sài Gòn (2011)...

Điều đáng nói là chính Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng cảm thấy “không ổn” với việc “tiền trao tay có ngay suất V.League” nên đã có biện pháp can thiệp (dẫu muộn). Tại Hội thảo bóng đá chuyên nghiệp tổ chức chiều 28/9/2013, một văn bản có hiệu lực từ 30-10/2013 về việc cấm sang nhượng, mua bán, thay đổi phiên hiệu các đội bóng với sự đồng thuận của tất cả đại diện CLB tham dự đã được ban hành. Ấy thế nhưng, chuyển động V.League những mùa giải sau đấy đã chứng minh: với các đội bóng ở xứ ta, lệnh cấm của VFF không thể phát huy tác dụng, bởi họ thừa khả năng lách luật.

Chẳng phải thế sao khi mà chỉ trong 3 năm, 2 phiên hiệu bóng đá mang tên Hà Nội đã “bốc hơi” một cách dễ dàng. Mùa giải 2016, một đội bóng (cũng mang tên Hà Nội) do không thể thoát khỏi “cái bóng” quá lớn của Hà Nội T& T (nay là Hà Nội FC) nên đã “tháo chạy” vào Thành phố Hồ Chí Minh rồi trình làng với tên gọi mới: Sài Gòn FC. Và mới nhất chính là việc Hà Tĩnh đang tràn đầy cơ hội góp mặt ở sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội như đã đề cập.

Thật sự là không thể không ngán ngẩm cho sự “thương mại hóa” ở làng bóng nước nhà. Đồng tiền đã từng bước bào mòn các khái niệm “đạo đức cầu thủ”, “lương tâm trọng tài”... giờ đây ngay cả một thứ tưởng chừng rất ý nghĩa, đại diện cho thể thao một địa phương như “màu cờ sắc áo”, “vinh dự góp mặt tại V.League” cũng... mua bán được.

Có thể nói, chính các ông bầu đã gây nên sự hỗn loạn, xao xác của làng cầu quốc nội! Song chịu trách nhiệm cao nhất phải là các nhà làm giải. Bởi chính Liên đoàn rồi Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam đã không có một chế tài đủ mạnh, thậm chí còn tạo điều kiện cho một số ông bầu đứng cao hơn cả quy chế - điều lệ, mặc sức thao túng V.League bằng nhiều cách, từ“thổi” giá cầu thủ, “ôm” cùng lúc vài đội bóng và tự do mua - bán suất chơi V.League...

Thanh Hà


Thanh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]