(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Logo - theo cách hiểu thông thường - “là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu”. Để xây dựng một “biểu tượng thương hiệu” cho đội tuyển bóng đá quốc gia, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa cho thử nghiệm một logo khá độc đáo, bắt mắt. Song song với động thái này, VFF đã tổ chức một cuộc “trưng cầu” ý kiến người hâm mộ trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tìm chỗ đứng cho logo đội tuyển bóng đá quốc gia

(VH&ĐS) Logo - theo cách hiểu thông thường - “là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu”. Để xây dựng một “biểu tượng thương hiệu” cho đội tuyển bóng đá quốc gia, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa cho thử nghiệm một logo khá độc đáo, bắt mắt. Song song với động thái này, VFF đã tổ chức một cuộc “trưng cầu” ý kiến người hâm mộ trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

Mẫu logo được kết cấu theo motif: đài sen đỡ hình tượng “rồng vờn hạt ngọc”, trong đó, hình “hạt ngọc” được biến thể thành quả bóng. Có thể nói, đây là biểu tượng kỳ công, nhiều sức gợi và giàu tính sáng tạo. Chúng tôi tin rằng biểu tượng này sẽ thuyết phục được phần đông người hâm mộ cả nước.

Chuyện một đội bóng sử dụng hình ảnh biểu trưng khá phổ biến với các nền bóng đá trên thế giới. Thậm chí, ở sân chơi V.League, 14 câu lạc bộ (CLB) tham dự giải đều có logo, khác chăng là với các đội bóng lớn, có lịch sử cả trăm năm, đã tạo dựng được thương hiệu thì logo thường rất ổn định còn ở xứ ta, sự tồn vong của các CLB luôn phụ thuộc vào doanh nghiệp “chống lưng” nên logo cũng vì thế mà thay đổi theo thời cuộc: nếu đội bóng bị chuyển giao từ ông bầu sang ông chủ khác thì hình nhận diện thương hiệu cũ ngay lập tức hết giá trị sử dụng.

Chính bởi phần lớn các đội bóng tham dự V.League đều hơn một lần “thay tên đổi chủ” mà sân chơi cao nhất làng cầu quốc nội có số lượng logo từng hiện diện thuộc loại nhiều nhất nhì châu lục. Chẳng nói đâu xa, đội bóng bên bờ sông Mã thời tỉnh cấp kinh phí và nhờ ông Nguyễn Văn Đệ “đứng tên”, trên logo có các hình ảnh: Thánh Gióng, cầu Hàm Rồng, núi Ngọc… đến thời Tập đoàn FLC thì 3 chữ “FLC” mặc nhiên là điểm nhấn của logo mới.

Mẫu logo được VFF đưa ra trưng cầu ý kiến.

Trên nhiều phương diện, chuyện tìm kiếm một biểu trưng cho đội tuyển bóng đá quốc gia là vô cùng cần thiết. Chẳng gì thì trong những bận thi đấu vòng loại World Cup hay vòng loại giải vô địch bóng đá châu Á, các tín đồ túc cầu giáo thế giới chỉ cần nhìn qua ngực áo của một trong hai đội thi đấu trên sân, nếu thấy hình ảnh “con rồng bên trái bóng tròn” (trường hợp mẫu logo này được thông qua) sẽ biết nó là biểu tượng của một đội bóng ở khu vực Đông Nam Á: Việt Nam.

Tuy nhiên, điều ai cũng nhận thấy là thiết kế một mẫu biểu trưng đã khó, đểmẫu biểu trưng ấy có một vị trí vững chắc trong trái tim người hâm mộ còn khó hơn.

Cũng cần phải nói thêm, ở giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia, đã xuất hiện không ít mẫu logo rất đẹp, bắt mắt mà biểu trưng của Hà Nội T&T được người hâm mộ nhận định là nổi bật, và có sự phối màu rất hoàn hảo.

Đáng tiếc là đội bóng này có số lượng khán giả vô cùng “khiêm tốn” nên không biết bao giờ biểu tượng của họ mới in đậm trong tâm trí khán giả thủ đô và cả nước. Trước mắt, logo của Hà Nội T&T chỉ mang ý nghĩa phân biệt đội bóng nọ với đội bóng kia.

Vậy còn logo đội tuyển Việt Nam mà chúng tôi đề cập ở đầu bài viết thì sao? Sẽ là thiết thực hơn nếu ngoài công việc tìm kiếm những mẫu mã đẹp, VFF có chiến lược xây dựng một đội tuyển quốc gia biết chơi cống hiến thì các tín đồ túc cầu giáo cả nước từ chỗ yêu đội tuyển Việt Nam sẽ yêu luôn hình ảnh “con rồng bên trái bóng tròn”!

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]